【kq vdqg tho nhi ky】Tiến tới kho bạc số góp phần xây dựng chính phủ số
Đây là bản quy hoạch công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện đại hóa Kho bạc Nhà nước và là “bệ phóng” để đưa ngành Kho bạc tiến nhanh đến kho bạc số vào năm 2030,ếntớikhobạcsốgópphầnxâydựngchínhphủsốkq vdqg tho nhi ky như mục tiêu trong dự thảo Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2021- 2030 đã đề ra.
Hàng loạt đề án công nghệ thông tin,hiện đại hóa
Đến hết năm 2020, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã cơ bản trở thành kho bạc điện tử như mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.
Trong giai đoạn tiến tới kho bạc điện tử, KBNN đã triển khai hàng loạt các đề án ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), trong đó Tabmis đóng vai trò là trung tâm, có khả năng kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu với một số hệ thống liên quan đã giúp KBNN cung cấp thông tin báo cáo đầy đủ, kịp thời cho các cấp chính quyền và cơ quan tài chính trong quá trình quản lý, điều hành ngân sách…
Kho bạc Nhà nước đã xây dựng kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin hướng tới kho bạc số, gồm: kiến trúc nghiệp vụ; kiến trúc dữ liệu, kiến trúc ứng dụng; kiến trúc kỹ thuật - công nghệ và kiến trúc an toàn thông tin. Trong đó, kiến trúc nghiệp vụ gồm 5 nghiệp vụ chính là: quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước; tổng kế toán nhà nước và báo cáo ngân sách, báo cáo tài chính nhà nước; huy động vốn và quản lý ngân quỹ; thanh tra; nghiệp vụ khác và hoạt động nội bộ.
Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0). Nghị quyết đã đưa ra mục tiêu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Ngày 7/3/2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 và Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 3/6/2020 phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Tất cả các nghị quyết và quyết định đều thống nhất quan điểm chỉ đạo về “Xây dựng, phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số”.
Góp phần vào công cuộc chuyển đổi số của Chính phủ, hướng tới chính phủ số, KBNN đã xây dựng kiến trúc tổng thể CNTT hướng tới kho bạc số, gồm: kiến trúc nghiệp vụ; kiến trúc dữ liệu, kiến trúc ứng dụng; kiến trúc kỹ thuật - công nghệ và kiến trúc an toàn thông tin. Trong đó, kiến trúc nghiệp vụ gồm 5 nghiệp vụ chính là: quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN) và các quỹ tài chính nhà nước; tổng kế toán nhà nước và báo cáo ngân sách, báo cáo tài chính nhà nước; huy động vốn và quản lý ngân quỹ; thanh tra; nghiệp vụ khác và hoạt động nội bộ.
Theo đánh giá từ KBNN, kiến trúc tổng thể CNTT phù hợp với xu thế phát triển công nghệ, đáp ứng yêu cầu quản lý, hiện đại hóa của KBNN và nằm trong kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số. Đồng thời, kiến trúc tổng thể CNTT còn đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển các hệ thống CNTT phục vụ điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại KBNN, giúp nâng cao năng lực quản trị, năng suất hoạt động và chất lượng phục vụ.
Mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể
Để tạo nền tảng vững chắc cho kho bạc số, KBNN đang hoàn thiện các ứng dụng nhằm củng cố thêm các tiện ích cho KBNN điện tử. Theo đó, KBNN đang và sẽ tiếp tục xây dựng triển khai bài toán liên thông giữa dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) với Tabmis và thanh toán điện tử với ngân hàng. Đồng thời, KBNN xây dựng và triển khai DVCTT cấp độ 4 còn lại (đối chiếu số dư tài khoản hàng tháng, cam kết chi NSNN) để tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; tích hợp module thanh toán liên ngân hàng (của Ngân hàng Nhà nước) độc lập vào hệ thống thanh toán điện tử song phương.
Bên cạnh đó, KBNN xây dựng cổng dữ liệu kết nối thanh toán với các nhà cung cấp điện - nước - viễn thông; cổng dữ liệu kết nối bảng thanh toán lương với các ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản thanh toán; xây dựng chương trình nhận diện khuôn mặt trên một số ứng dụng phục vụ kiểm soát chi NSNN.
Ngoài ra, để phát huy tối đa những thuận lợi từ DVCTT, KBNN sẽ xây dựng, triển khai dịch vụ lưu trữ hồ sơ, chứng từ chi điện tử KBNN tích hợp với DVCTT và chương trình quản lý kiểm soát chi đầu tư (ĐTKB-GD); hoàn thiện hệ thống tổng kế toán theo các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành; hoàn thiện hệ thống kế toán nội bộ KBNN; xây dựng và triển khai hệ thống quản lý văn bản điều hành toàn ngành có khả năng liên thông qua trục văn bản quốc gia để gửi/nhận tới các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương.
Với kiến trúc tổng thể CNTT hướng tới kho bạc số, KBNN đã đưa ra kế hoạch và mục tiêu cho từng giai đoạn phát triển. Cụ thể, giai đoạn 2021 - 2025, KBNN tập trung vào dữ liệu số theo hướng đẩy mạnh việc liên kết liên thông dữ liệu với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương; củng cố hoàn thiện dịch vụ của kho bạc điện tử; cung cấp các dịch vụ thuộc chức năng nhiệm vụ của KBNN; từng bước chia sẻ dữ liệu mở; đồng thời triển khai các dịch vụ cơ bản về phân tích rủi ro hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành dựa vào dữ liệu; chuyển đổi về phần mềm, hệ thống CNTT; chuyển đổi về nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu; chuyển đổi về hạ tầng kỹ thuật và bảo mật:
Giai đoạn 2026 - 2030, KBNN tiếp tục tập trung liên thông dữ liệu số, đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu mở từ đó cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới; đẩy mạnh việc phân tích rủi ro, phân tích dự báo dựa trên dữ liệu lớn, công nghệ trí tuệ nhân tạo, hướng đến hình thành kho bạc số đầy đủ. Chuyển đổi về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin. Chuyển đổi về nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu. Chuyển đổi về hạ tầng kỹ thuật và bảo mật...
Với kế hoạch và mục tiêu đặt ra, toàn hệ thống KBNN đã vào cuộc để góp phần cùng Chính phủ xây dựng chính phủ số.
Tại KBNN Thái Nguyên, Phó Giám đốc Hà Quốc Thái cho biết, đơn vị đã thực hiện các bước cải cách và hiện đại hóa theo đúng quy định của KBNN. Đặc biệt, để tiến tới kho bạc số và thực hiện chương trình chuyển đổi số của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, KBNN Thái Nguyên đã có văn bản gửi đến các đơn vị sử dụng ngân sách thông báo về việc dừng toàn bộ các giao dịch bằng tiền mặt trực tiếp tại trụ sở kho bạc từ ngày 1/6/2021.
Tại KBNN Nam Định, Giám đốc Vũ Duy Minh cũng cho biết, hoàn thiện các chức năng của kho bạc điện tử và tiến tới kho bạc số, đơn vị đã không ngừng rà soát, cải cách hành chính, bỏ bớt các thủ tục rườm rà, tránh gây phiền hà, sách nhiễu khách hàng. Theo đó, từ đầu năm 2020 đến nay, KBNN Nam Định đã rà soát, thay thế 10 thủ tục hành chính và bãi bỏ 3 thủ tục hành chính cũ, tạo chuyển biến mạnh mẽ về thời gian giải quyết thủ tục, tạo thuận lợi cho các đơn vị đến giao dịch.
Các cơ quan, đơn vị cần có cơ sở dữ liệu liên thông với kho bạc Theo Kho bạc Nhà nước (KBNN), để triển khai mô hình tổng quát các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giai đoạn 2021 - 2030 các cơ chế, chính sách, quy trình quản lý nghiệp vụ cần phải được nghiên cứu, xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán công áp dụng tại Việt Nam. |
Vân Hà
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- ·Triệt xóa nhóm đối tượng cho vay nặng lãi
- ·Đề xuất góp vốn bằng tài sản vào quỹ bất động sản
- ·Dự án đắp chiếu vẫn cành cao
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·GS Đặng Hùng Võ: Bất động sản có biểu hiện sốt giá
- ·Va chạm với xe tải ngay vòng xoay Gò Đậu, một người tử vong
- ·Huyện Bàu Bàng: Kiểm tra, xử lý 9 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·Tập trung bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cao điểm Lễ Quốc khánh và ngày khai giảng năm học mới
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Triệt xóa đường dây làm giấy tờ giả quy mô lớn
- ·Lãnh án chung thân vì mua bán trái phép chất ma túy
- ·Điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông làm chết người trên đường Mỹ Phước – Tân vạn
- ·PM offers incense in tribute to late government leaders
- ·Phường Hội Nghĩa, TP.Tân Uyên: Chuyển hóa địa bàn, góp phần bảo đảm an ninh trật tự
- ·Vụ người đàn ông đập phá ô tô và uy hiếp tài xế: Đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can
- ·Yêu cầu Tập đoàn, Tổng công ty xử lý nhà đất sở hữu nhà nước
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Tạm giữ 2 đối tượng tạt sơn vào nhà của người khác để đòi nợ