Ngày 6/12/2016,ệtNamluônsẵnsàngthamgiaứngphóbiếnđổikhíhậsoi kèo salzburg tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị toàn thể “Chương trình Hỗ trợ quốc tế (ISG) năm 2016”.
Theo bà Louise Chamberlain- Quyền trưởng Đại diện Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam: Hạn hán, mặn xâm nhập kéo dài là lời cảnh tỉnh đối với Việt Nam cũng như các quốc gia khác. Điều này cũng cho thấy cần phải có sự quan tâm hơn nữa trong việc giải quyết các chính sách, chương trình.
Các rủi ro, cực đoan của biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra cần được tính toán trong các chính sách, chương trình của ngành nông nghiệp, đồng thời điều chỉnh, thiết kế các chương trình để thích ứng.
"Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc đã và đang triển khai lồng ghép quản lý các rủi ro về khí hậu, thiên tai vào các chính sách, chương trình trong các ngành, trong đó có ngành nông nghiệp; thiết kế các chương trình quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng, giảm phát thải… ở cộng đồng ven biển", bà Louise Chamberlain nói.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết, nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức, trong đó lớn nhất và mang tính lâu dài đó là tác động của BĐKH.
Năm 2016 là năm điển hình Việt Nam phải đối phó với nhiều loại hình cực đoan của thời tiết. Biến đổi khí hậu diễn biến nhanh hơn và cực đoan hơn so với kịch bản Việt Nam đã công bố năm 2012. Các cơ quan chuyên môn của Việt Nam chuẩn bị ban hành kịch bản biến đổi khí hậu mới.
"Chính phủ Việt Nam đã có những hành động quyết liệt trong tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp để thích ứng biến đổi khí hậu. Hiện, Bộ NN&PTNT đang cùng các địa phương hoạch định những chương trình thích ứng phù hợp. Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng tham gia các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu cả trên phương diện thích ứng và giảm thiểu", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Bàn về giải pháp ứng phó với BĐKH, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng khẳng định: "Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu đòi hỏi phải đưa ra các nhóm giải pháp, trong các giải pháp phải có sự liên kết của các địa phương, cụ thể là liên kết theo vùng, từ đó mới giải quyết được vấn đề cốt lõi. Chúng ta không chỉ chú ý đến các giải pháp về tổ chức sản xuất mà còn phải áp dụng các “giải pháp cứng” về công trình và “giải pháp mềm” tổ chức lại phương thức sản xuất đảm bảo phát triển bền vững".
Theo Chỉ số rủi ro về khí hậu, Việt Nam là nước đứng thứ năm về thiệt hại do thiên tai, với trung bình mỗi năm có hàng trăm người bị thương vong và thiệt hại về GDP bình quân hàng năm là 1,9 tỷ đôla Mỹ - tương đương với 1,3% GDP. |
Phúc Nguyên