Tất nhiên,ầmnhìnđắtgiásoi kèo norwich city có được một đạo luật, thậm chí nhiều đạo luật tốt có liên quan (như Luật Kiến trúc, Luật Xử lý vi phạm hành chính…) mới chỉ là tiền đề. Khi góp ý cho bài toán quy hoạch đô thị hài hòa ở TPHCM mới đây, Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái (Hội Kiến trúc sư TPHCM) thốt lên: “Không nước nào trên thế giới bán đất bờ sông, bãi biển để xây cao tầng vì nó chắn hết gió thổi vào, làm nóng khu vực trung tâm thành phố”. Một nguyên tắc trong quy hoạch đô thị là xây dựng phải đi từ thấp lên cao tính từ bờ sông vào trong nội thành. Đặc biệt là đối với nhiều thành phố nằm bên sông, biển như ở nước ta, nơi hệ thống sông nước, kênh rạch còn đóng vai trò thoát nước cho thành phố. Việc xây dựng những công trình sừng sững hai bên bờ sông, kênh… rất cần được kiểm soát theo hướng hạn chế. Ở một khía cạnh khác rất có liên quan, ai cũng biết trong các giao dịch bất động sản, hoặc thậm chí ngay cả khi đặt phòng ở khu nghỉ dưỡng, khách sạn, loại nhà hay căn hộ có tầm nhìn (view) sông nước thường có giá trị cao hơn hẳn so với nhà, căn hộ cùng loại tới 20%-30%, thậm chí có nơi cao hơn tới 35%-40%. Hệ quả là các nhà đầu tư tìm mọi cách có được đất ven sông, kênh cho công trình của mình và xây trên đất đó những cao ốc càng cao càng tốt. Chẳng thế mà những cao ốc, biệt thự, resort ven sông, ven biển ở Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, TPHCM… xuất hiện rầm rộ. Nhiều nơi, như ở Đà Nẵng, Bình Định, Nha Trang…, sau những “tranh đấu” quyết liệt, không gian sông, biển mới được trả lại cho người dân với rất nhiều chi phí. Dễ hiểu là những lực cản trong quá trình “trả lại sông cho phố” rất mạnh, bởi những khoản lợi nhuận khổng lồ mà các nhà đầu tư có được nhờ view sông nước. Cho nên, một mặt ngăn chặn việc “cài cắm” trong pháp luật và những bản quy hoạch, mặt khác, công tác quản lý trật tự xây dựng, xử lý vi phạm cần được siết chặt. Như nhiều nhà lập pháp đã lên tiếng, không thể chấp nhận “phạt cho tồn tại”, bởi vì như thế là gián tiếp dung túng cho những kẻ cậy tiền, cậy thế lực làm càn, coi thường luật pháp. |