【ket quả bóng đá trực tiếp】Sáng tạo để dạy tốt
时间:2025-01-25 10:08:34 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
(CMO) Ðể có thể thích ứng với việc dạy và học trực tuyến, các trường THCS, THPT đã có nhiều nỗ lực, linh hoạt để phù hợp, hiệu quả, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ năm học 2021-2022.
Ðiểm sáng của sự linh hoạt, sáng tạo
Năm học này, Trường THPT Hồ Thị Kỷ có gần 3.400 học sinh với 80 lớp: THCS 35 lớp, THPT 45 lớp. Ngay từ đầu năm, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai phù hợp với diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Thầy Huỳnh Bá Nghĩa, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết, việc thực hiện dạy trực tuyến bắt đầu từ ngày 13/9. Ðể khắc phục các nhược điểm của dạy học Online, nhà trường tạo lập phòng thu nhằm đảm bảo đường truyền tốt, giúp giáo viên giảng dạy linh hoạt, dễ dàng truyền đạt những ý tưởng giải bài tập, nhất là bài tập mức độ vận dụng và vận dụng cao, dễ dàng quan sát và tương tác với học sinh; học sinh cũng hứng thú hơn khi được xem hình ảnh giáo viên giảng dạy sinh động.
Thầy Võ Thanh Toàn, giáo viên bộ môn Toán, cho hay, tính năng của phòng thu còn giúp các tổ chuyên môn có thể tạo bài giảng điện tử dạng video, đưa lên website của trường nhằm xây dựng nguồn học liệu bổ ích và quý giá. Từ đó, hỗ trợ tốt cho học sinh, đặc biệt là các em có thể xem lại nội dung bài học mà bản thân chưa theo kịp.
Sinh khí lớp học ảo của thầy Toàn tại phòng thu khá sôi nổi. Cũng có bảng, thầy giáo vừa giảng vừa tương tác với học trò qua màn hình máy vi tính. Những công thức toán học, bài giải được thầy viết bảng để các trò ghi chép dễ dàng. Thi thoảng thầy đặt câu hỏi, học trò xung phong trả lời, lớp học trật tự, nghiêm túc.
“Công việc chuẩn bị một bài dạy Online mất thời gian nhiều hơn so với dạy học trực tiếp. Giáo viên phải soạn bài, cung cấp tài liệu trước cho học sinh chuẩn bị, chỉ rõ đơn vị kiến thức cần sử dụng. Bản thân giáo viên, cần soạn giảng sao cho tiết học sinh động, thu hút, lựa chọn phần mềm phù hợp cho mỗi tiết học, rèn luyện kỹ năng kết hợp các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến”, thầy Toàn cho biết thêm.
Các phần mềm dạy Online phổ biến mà thầy Toàn dùng là: K12, Google meet và Microsoft team. Thầy Toàn lý giải: “Mỗi chương trình đều có ưu, nhược điểm khác nhau, nên sử dụng kết hợp”.
Bên cạnh đó, thầy còn vận dụng các chương trình hỗ trợ kèm theo: Microsoft Office (Powerpoint, word - sử dụng tính năng draw nhằm viết trực tiếp), Cabri 3D để vẽ ảnh 3D hình không gian, GSP để vẽ đồ thị, giả lập Casio để hướng dẫn học sinh tận dụng các tính năng của máy tính cầm tay tính để tìm đáp án trắc nghiệm nhanh nhất có thể.
Thầy Võ Thanh Toàn chia sẻ: "Môn Toán có đặc thù là hiệu quả dạy học sẽ cao khi các em được hướng dẫn trực tiếp. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, chúng tôi cố gắng khắc phục những hạn chế để đạt kết quả tương đương với học trực tiếp, bằng cách sử dụng kết hợp các phần mềm, tận dụng công nghệ thông tin để trực quan hoá một số hình không gian; phân chia nhóm học một số tiết bài tập, khi đó giáo viên có thể vào kiểm tra các nhóm đột xuất".
Song song đó, thầy yêu cầu học sinh thực hành kiểm tra Online thay cho kiểm tra bài tập về nhà; đồng thời, tổ chức dạy bổ trợ kiến thức không thu phí nhằm hỗ trợ học sinh chưa theo kịp bài học để lấp lỗ hổng kiến thức.
Lớp học ảo của thầy Võ Thanh Toàn trong phòng thu âm của nhà trường. |
Ở bộ môn Tiếng Anh cần chú trọng nhất là phát triển các kỹ năng cho học sinh. Do đó, cô Nguyễn Thị Mỹ Dung, Tổ trưởng Tổ chuyên môn của trường, kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau nhằm tăng tính tương tác khi học qua màn hình cũng như giúp các bài giảng trở nên sinh động, dễ tiếp thu hơn.
“Trong lúc học, tôi khuyến khích các em tham gia đóng góp xây dựng bài giảng, khi giao bài tập khuyến khích các em làm, cộng điểm cho các em”, cô Mỹ Dung chia sẻ.
Ngoài ra, cô còn khuyến khích học sinh chép từ, sau đó chụp hình báo cáo để cô cộng điểm; hoặc sau mỗi bài cho các em chủ đề tập nói, quay clip để cô nhận xét. Ðối với những trường hợp trong lúc dạy không theo kịp bài thì thông qua trang Zalo riêng của mỗi lớp các em có thể trao đổi, hoặc có thể nhắn riêng để được hỗ trợ.
“Cô trò còn trao đổi kiến thức và đáp án qua chương trình dạy học Online trên kênh MyTV do Sở GD&ÐT kết hợp với VNPT tổ chức phát sóng vào mỗi thứ 6 (môn Tiếng Anh). Sau mỗi nội dung ôn tập theo chuyên đề đều có nội dung luyện tập bổ sung, ở đó người dạy có cho thêm bài tập (dưới hình thức bài tập về nhà), các em được yêu cầu theo dõi bài giảng, tới phần luyện tập bổ sung thì chụp lại nội dung câu hỏi, sau đó làm và gửi đáp án cho cô qua trang Zalo hoặc Messenger”, cô Mỹ Dung thông tin thêm.
Ðể luôn dạy tốt - học tốt
Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở GD&ÐT tỉnh Cà Mau, cho biết, thời gian qua, với sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Sở, các trường học tổ chức dạy và học trực tuyến đã vào nền nếp. Cụ thể, đối với giáo viên, kỹ năng và phương pháp dạy học đã được cải thiện khá nhiều, giảng dạy nhiệt tình, lên lớp đúng giờ, đầy đủ, đảm bảo thời lượng tiết dạy, chuẩn bị học liệu và giáo án đầy đủ, đúng quy định.
Ðối với học sinh, hầu hết các em có ý thức, thái độ học tập nghiêm túc, tích cực. Phần lớn các em chủ động nghiên cứu học liệu trước khi tương tác với giáo viên trong giờ học; sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập được giáo viên chuyển giao trong và sau giờ học.
Nhờ đó, kết quả dạy và học trực tuyến đến ngày 20/11, toàn tỉnh có 99,12% (97.858/98.727) học sinh tham gia học trực tuyến; trong đó, cấp THCS đạt 98,94%, cấp THPT đạt 99,5%.
“Chúng tôi đánh giá cao sự nỗ lực thích ứng và triển khai hiệu quả dạy học trực tuyến của các trường, mà điểm sáng là Trường THPT Hồ Thị Kỷ. Ngoài việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, Trường THPT Hồ Thị Kỷ còn đầu tư phòng thu âm để giáo viên xây dựng kho học liệu của trường, tạo các lớp học ảo… Song cùng đó, nhà trường đưa ra tiêu chí ở các khối lớp về việc học trực tuyến bằng hình thức tương tác giữa giáo viên và học sinh hiệu quả từng tiết dạy, được giáo viên, phụ huynh, học sinh đồng thuận cao”, ông Dự ghi nhận.
Theo ông Lê Hoàng Dự, tuy đạt nhiều kết quả khả quan, song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục ngay. Như việc một số giáo viên ở các trường chưa khai thác tốt các phần mềm, ứng dụng dạy học trực tuyến; cần tăng tính bảo mật của một số ứng dụng trong lớp học ảo; nâng cấp đường truyền Internet…
“Ðể dạy - học trực tuyến đạt hiệu quả cao, thời gian tới, các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện việc dạy học trực tuyến ổn định lâu dài, trong đó nâng cấp cơ sở hạ tầng bằng nguồn lực của nhà trường. Nếu có điều kiện thì thiết lập phòng thu âm tại trường để giáo viên giảng dạy và quay video clip, bài giảng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Hy vọng các trường chủ động, sáng tạo, linh hoạt để việc dạy học trực tuyến ngày càng hiệu quả hơn”, ông Dự mong muốn.
Từng bước thích ứng trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đảm bảo thực hiện theo phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học tập”, ngày 19/11/2021, Sở GD&ÐT có Công văn số 3105/SGDÐT-MNPT về việc hướng dẫn tổ chức dạy và học trực tuyến qua Internet, trên truyền hình đối với lớp 3, lớp 4 và lớp 5 năm học 2021-2022. Theo đó, các khối lớp chọn những nội dung cốt lõi, trọng tâm của bài mới theo chương trình môn học. Thời gian không quá 30 phút/bài dạy.
Băng Thanh
猜你喜欢
- Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- Hoa hậu Mai Phương: Hàng loạt thị phi chỉ trong 6 tháng đăng quang
- Nữ BTV của VTV đảm nhận vị trí giám đốc quốc gia Miss Universe Vietnam là ai?
- Những sai lầm của Miss Charm khiến khán giả liên tục thất vọng
- Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- Thanh Thanh Huyền sẽ là Á hậu 1 Miss Charm 2023?
- Vì sao Miss Charm 2023 chỉ có 38 người đẹp dự thi?
- Thanh Thanh Huyền sẽ là Á hậu 1 Miss Charm 2023?
- Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu