【kết quả hạng 2 mexico】Nông sản Việt trong TPP: Thử xem xét từng nước đối thủ

Nhà cái uy tín 2025-01-10 18:15:06 4
Nông sản Việt trong TPP: Thử xem xét từng nước đối thủ
Ngay cả với những nông sản có lợi thế,ôngsảnViệttrongTPPThửxemxéttừngnướcđốithủkết quả hạng 2 mexico Việt Nam cũng đứng trước những hàng rào kỹ thuật không dễ vượt qua từ các đối tác TPP.

Theo ước tính, các nước tham gia TPP chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu và 20% kim ngạch nhập khẩu nông sản thế giới. Do đó, một hiệp định với mục tiêu xóa bỏ phần lớn thuế quan cho hàng hóa giữa 12 nước TPP sẽ là con đường không thể tốt hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Nhưng bên cạnh những cơ hội rất rõ ràng, ngay từ thời điểm bắt đầu đàm phán, cũng đã có nhiều quan ngại về những nguy cơ có thực từ các cam kết TPP với nông nghiệp Việt Nam.

Trước hết, Việt Nam phải mở cửa thị trường, tức phải loại bỏ 100% dòng thuế (thuế quan nhập khẩu) đối với các sản phẩm nông nghiệp, trong khi rào cản kỹ thuật chưa có hoặc không cao.

Với thị trường xuất khẩu, có lẽ không có doanh nghiệp nào không biết rằng thuế quan chỉ là một phần của câu chuyện. Thuế giảm hoặc được loại bỏ hoàn toàn nhưng các quy định TBT (Technical Barriers to Trade – Hàng rào kỹ thuật thương mại) và SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures – Biện pháp vệ sinh dịch tễ) rất khắt khe về bao gói, nhãn mác, về mức độ/dư lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm, về tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng… là những rào cản khiến hàng hóa Việt có thể không có đường vào thị trường các nước TPP. Lợi ích thuế quan trong TPP vì vậy cũng sẽ chỉ là “lợi ích trên giấy”.

Cũng liên quan tới nông sản, nhưng ở khía cạnh sản xuất, một số cam kết trong TPP ở những lĩnh vực tưởng như không liên quan có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và triển vọng của hàng nông sản.

Ví dụ, với điều khoản về lao động trẻ em, những sản phẩm được làm ra trong quy mô hộ gia đình tại những làng nghề thủ công, với sự tham gia của trẻ em nông thôn Việt Nam sẽ là nhóm đầu tiên phải chịu thiệt thòi.

Để có thể đưa ra những đề xuất thích hợp trong việc xây dựng phương án bảo vệ ngành nông nghiệp Việt Nam trước các đối thủ cạnh tranh từ các nước TPP, cần có đánh giá đầy đủ về tương quan năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam với các đối tác TPP, đặt trong bối cảnh các cam kết mở cửa thương mại hiện có của Việt Nam với các nước này.

Đối với Brunei, Malaysia và Singapore

Việt Nam đã tham gia thỏa thuận Khu vực thương mại tự do ASEAN, trong đó có cam kết về mở cửa thị trường nông sản cho ba nước này.

Theo cam kết trong khuôn khổ AFTA, thuế quan của Việt Nam đối với tất cả các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ 03 nước này đều đã ở mức từ 0-5%, kể cả các mặt hàng nông sản nhạy cảm như đường ăn (mặc dù đường vẫn được duy trì hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO). Như vậy, về mặt thuế quan, việc mở cửa thị trường nông sản hoàn toàn cho các nước này trong khuôn khổ TPP sẽ không làm thay đổi tình hình cạnh tranh của Việt Nam với các đối tác này so với AFTA đã có.

Về năng lực cạnh tranh thực tế, Brunei và Singapore tuy là hai nước có thu nhập cao nhưng nước nhỏ và không có sản xuất nông nghiệp đáng kể. Vì vậy, khả năng nông sản Việt Nam bị cạnh tranh mạnh từ các nước này khi Việt Nam mở cửa thị trương theo TPP hầu như không có. Đối với Malaysia, do nước này hiện đang nhập siêu nông sản từ Việt Nam (đặc biệt là gạo, rau quả, kể cả thịt) nên nguy cơ rủi ro khi Việt Nam mở cửa thị trường nông sản cho Malaysia theo TPP cũng không đặt ra.

Tóm lại, vấn đề mở cửa thị trường nông sản trong TPP đối với Brunei, Singapore và Malaysia không đặt ra vấn đề gì nghiêm trọng đối với nông nghiệp Việt Nam.

Đối với Australiavà New Zealand

Việt Nam đã có thỏa thuận mở cửa thị trường nông sản với trong khuôn khổ FTA giữa ASEAN và hai nước này. Theo đó, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường theo lộ trình nhất định (tùy thuộc từng dòng thuế) cho nông sản đến từ Australia và New Zealand.

Lộ trình mở cửa theo FTA này (mặc dù vẫn còn một số năm nữa mới tới hạn loại bỏ thuế hoàn toàn, tùy loại nông sản) thực sự là một thách thức đối với Việt Nam bởi đây là hai nước có năng lực cạnh tranh thuộc vào diện cao nhất thế giới ở các sản phẩm ngành chăn nuôi bò (thịt bò, sữa), quả ôn đới (táo, cam…).

Trong khi đó, khả năng tiếp cận thị trường hai nước này của nông sản Việt Nam hầu như không đáng kể do dung lượng thị trường nhỏ (dân số của cả nước chỉ khoảng 25 triệu người), các yêu cầu kỹ thuật (rào cản kỹ thuật) cao và khả năng cạnh tranh nội địa về nông sản của nước họ thuộc loại cao nhất trên thế giới.

Do đó, ngay cả với FTA đã ký, lợi ích đối với nông sản của nước ta hầu như không có, trong khi thách thức lại rất đáng kể. Vì vậy, việc đưa ra cam kết mở cửa thị trường nông sản trong TPP đối với hai đối tác này chỉ nên dừng lại ở mức bằng với mức đã cam kết trong AANZFTA để tránh làm trầm trọng hơn tình hình.

Đối với Chile và Peru

Mặc dù Việt Nam mới có FTA với Chile năm 2011 và chưa có FTA nào với Peru nhưng đây là hai thị trường tương đối xa (về khoảng cách địa lý), quy mô nhỏ (về dân số) và khả năng cạnh tranh cũng gần như tương đương Việt Nam.

Vì vậy, việc mở cửa thị trường nông sản Việt Nam cho hai nước này trong khuôn khổ TPP (dù bằng hoặc sâu hơn mức cam kết trong FTA mới ký với Chile) sẽ không tạo ra thách thức lớn (tại thị trường Việt Nam) và cũng không nhiều hứa hẹn.

Đối với Mỹ

Việt Nam chưa có thỏa thuận thương mại tự do nào với Mỹ (cả song phương và đa phương), và do đó mức độ cam kết mở cửa thị trường nông sản của Việt Nam đối với đối tác này hiện tại đang dừng lại ở cam kết WTO.

Về triển vọng xuất khẩu, TPP có thể mang lại cho nông sản nhiệt đới, nhất là rau quả chế biến, của nước ta cơ hội tiếp cận thị trường quan trọng này thông qua việc loại bỏ thuế quan. Tuy nhiên, Mỹ áp dụng hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ cao nên khả năng thực tế để nông sản nhiệt đới xâm nhập được vào thị trường này có thể bị hạn chế nhiều.

Mỹ hiện là thị trường lớn thứ 2 sau EU về nhập khẩu cà phê của Việt Nam, mặc dù vậy thuế suất đối với cà phê nhân mà Mỹ áp dụng cho Việt Nam hiện đã là 0%. Vì vậy, TPP sẽ không mang lại thêm lợi ích nào cho sản phẩm này của Việt Nam.

Ở thị trường nội địa, Việt Nam hiện nhập khẩu khá nhiều ngô, bông từ Mỹ. Mặc dù vậy, thuế quan mà Việt Nam đang áp dụng đối với mặt hàng này đều thấp (0-5%), do đó nếu TPP loại bỏ thuế ở mảng này, nông sản tương ứng của Việt Nam sẽ không gặp khó khăn hơn hiện nay.

Tuy nhiên, Mỹ có thế mạnh trong các sản phẩm như sữa, thịt bò, thịt gia cầm, thịt lợn và với mức thuế suất hiện tại, Việt Nam cũng đang nhập khá nhiều từ Mỹ, nếu mở cửa các mặt hàng này, nguy cơ sản phẩm tương tự của Việt Nam gặp khó khăn khi cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ là rất lớn.

Như vậy, có thể nói, trong TPP, ba nước Mỹ, Australia, New Zealand là đáng lo ngại nhất đối với Việt Nam khi thực hiện cam kết về mở cửa hàng nông sản, đặc biệt đối với các sản phẩm chăn nuôi. Khả năng cạnh tranh của ngành này của Việt Nam còn tương đối thấp, năng lực sản xuất và công nghệ còn hạn chế trong khi phải đối mặt thường xuyên với các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Trong khi đó chăn nuôi hiện vẫn đang là ngành tạo công ăn việc làm cho nông dân, nhóm chiếm tới trên 80% dân số, có thu nhập thấp, không ổn định và trước nay vẫn là đối tượng “dễ bị tổn thương” trong quá trình mở cửa thị trường. Vì vậy, đối với nhóm này, trong mọi trường hợp, cần có mức độ bảo hộ nhất định.

Bảo hộ thế nào?

Thông thường, trong thương mại nông sản, bảo hộ được thực hiện theo nhiều cơ chế (hợp pháp). Áp dụng trong hoàn cảnh cụ thể của TPP (với các nguyên tắc và tiến triển như đã phân tích phía trên) thì:

Bảo hộ bằng thuế quan:Trong TPP, bảo hộ theo cơ chế này gặp thách thức lớn.

Bảo hộ bằng lộ trình thuế quan:Cách thức bảo hộ này tuy không triệt để (chỉ thực hiện được trong một khoảng thời gian hạn chế) nhưng khả thi trong khuôn khổ TPP. Do đó, cần được tận dụng triệt để cơ chế này cho những mặt hàng nông sản nhạy cảm, đặc biệt là chăn nuôi. Trong trường hợp cụ thể của TPP, một kết quả đàm phán mở cửa nông sản, đặc biệt là sản phẩm chăn nuôi, theo lộ trình bằng với lộ trình mà Việt Nam đã cam kết trong AANZFTA là hợp lý và khả thi.

Bảo hộ bằng hạn ngạch thuế quan:Cách thức bảo hộ này dường như là khả thi nhất nếu như biện pháp thuế quan không thể áp dụng được. Trên thực tế, đây cũng là cơ chế hợp lý hợp tình và do đó dễ được chấp nhận bởi các đối tác nói chung và đối tác trong TPP nói riêng.

Bảo hộ bằng các biện pháp TBT, SPS:Nhóm biện pháp này, mặc dù được thừa nhận trong WTO và được sử dụng rất phổ biến ở các nước đối tác TPP như Mỹ, Australia, New Zealand nhưng lại rất khó thực hiện trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, bởi nhiều lý do. Vì một số các biện pháp TBT, SPS nếu sử dụng sẽ phải được áp dụng không phân biệt đối xử giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu – mà như vậy nếu tiêu chuẩn quá cao sẽ gây khó cho nông sản nội địa. Hơn nữa, Việt Nam chưa có đủ nguồn nhân lực, phương tiện và kỹ năng để thực hiện việc đảm bảo tuân thủ các biện pháp này của hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.

Trong thế giới phẳng và biên giới mềm hiện nay, các quốc gia có nền kinh tế thấp như Việt Nam đều tận dụng lợi thế hội nhập để nâng cao kỹ năng quản lý và khả năng cạnh tranh. Tuy bị các quốc gia lớn gây sức ép nhiều mặt nhưng không có điều kiện nào tốt hơn là hội nhập, chứ không thể đứng riêng lẻ bên lề một mình. Tuy nhiên, sẽ có những ngành có lợi thế mạnh và có những ngành có lợi thế yếu, chúng ta bắt buột phải chấp nhận “lép vế” một mặt nào đó để khai thác những ngành có lợi thế. Điều bắt buộc là chúng ta phải hiểu đúng tiềm năng, thực lực của chính mình.

本文地址:http://app.marimbapop.com/news/504d798527.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ mong sớm bình thường hóa quan hệ với Mỹ

Anh muốn ký hiệp ước an ninh với Liên minh châu Âu trước năm 2019

Hà Lan điều tra 4.000 thỏa thuận thuế của các công ty quốc tế

Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á

Nga và NATO còn một số bất đồng cơ bản về vấn đề Ukraine

Người dân hai khu vực ở Italy trưng cầu ý dân đòi quyền tự trị

Triều Tiên theo dõi địa điểm triển khai THAAD tại Hàn Quốc

友情链接