【bảng xếp hạng vô địch quốc gia nhật】Lợi và hại khi chiến tranh thương mại Hoa Kỳ
Cơ hội có nhưng không quá lớn
Nhìn nhận về việc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc "leo thang",ợivàhạikhichiếntranhthươngmạiHoaKỳbảng xếp hạng vô địch quốc gia nhật TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: "Điều này sẽ tác động tiêu cực tới GDP của Việt Nam. Riêng năm 2018, XK có thể tăng cao hơn một chút so với mục tiêu trên 8% đề ra, song lợi ích của XK cho tăng trưởng hiện nay đã có xu hướng giảm. Trong khi đó, tôi cho rằng tác động rủi ro tỷ giá sẽ rất lớn, ảnh hưởng tới lãi suất, lạm phát, từ đó sẽ ảnh hưởng mạnh tới tăng trưởng. 2 quý đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng GDP khá cao. Vì vậy, cả năm nay vẫn có thể đạt tốc độ tăng trưởng 6,8%. Tuy nhiên, nếu lạm pháp có xu hướng tăng do các yếu tố về giá dầu hoặc biến động tỷ giá thì sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng của cuối năm cũng như đầu năm 2019".
Về mặt lợi ích của Việt Nam khi cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc ngày một căng thẳng, đặc biệt là ở lần áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc của Hoa Kỳ, theo ông Thắng, trong số 200 tỷ USD đó, có nhiều mặt hàng XK của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Bởi vậy, tác động tích cực dễ thấy là căng thẳng "leo thang" lại mở ra cơ hội thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ nhờ sức cạnh tranh về giá tăng lên. "Tuy nhiên, cơ hội có nhưng không phải là quá lớn. Có hai vấn đề cần chú ý. Một là những mặt hàng mà Việt Nam đang lợi thế XK sang Hoa Kỳ là những mặt hàng tiêu dùng thông thường, có độ co giãn về giá thấp. Hai là rất nhiều nước khác cũng xuất vào Hoa Kỳ các mặt hàng này", ông Thắng nói.
Nhìn từ góc độ mặt hàng, một số chuyên gia nêu quan điểm: Dệt may, máy móc cơ khí, thép và các sản phẩm cho ngành xây dựng... sẽ là các mặt hàng chịu tác động trực tiếp trong thời gian tới từ cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc. Với hàng nguyên liệu, xuất phát từ áp lực thị trường cũng như do đồng Nhân dân tệ (CNY) có thể giảm giá nên đầu vào NK từ Trung Quốc có thể rẻ đi, lượng NK tăng lên. Điều này có lợi cho DN, đặc biệt là các DN FDI. Tuy nhiên, nói như PGS. TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) thì: Khi hàng hóa của Trung Quốc khó khăn thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ tìm cách đẩy hàng hóa sang thị trường khác, nhất là các thị trường xung quanh, trong đó có Việt Nam. Điều này lại tạo sức ép lớn tới các DN Việt Nam tại thị trường nội địa. Không cạnh tranh nổi, DN có thể sẽ phải thu hẹp sản xuất.
Linh hoạt chính sách tỷ giá
Xoay quanh câu chuyện chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc ngày càng căng thẳng, ông Lê Hải Mơ-Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho rằng: Hoa Kỳ, Trung Quốc đều là những thị trường lớn của Việt Nam. Các nền kinh tế này bị cuốn vào cuộc chiến tranh thương mại, tác động lớn đến Việt Nam là điều chắc chắn. Trong đó, tác động rất cần quan tâm là sự xáo động về tiền tệ, tài chính-tiền tệ. Đây vốn là vấn đề nhạy cảm bởi nó ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô nếu không có giải pháp phù hợp.
Đồng quan điểm, ông Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới nhấn mạnh: Xung đột thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc sẽ còn phức tạp vì liên quan đến khía cạnh địa chính trị. Đối với Việt Nam, nhằm duy trì sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh biến động tiền tệ và dòng thương mại toàn cầu thời gian qua, chính sách tỷ giá cần duy trì tính linh hoạt và mau lẹ. Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh phải lớn hơn nữa mới có thể bù lại chênh lệch của thay đổi tỷ giá giữa đồng CNY và VND.
"Từ đầu năm đến nay, đồng CNY mất giá tới gần 9% trong khi VND chỉ được điều chỉnh mất giá 3%, nghĩa là VND lên giá hơn 5% so với đồng CNY. Điều này khiến sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc tăng lên đáng kể so với hàng Việt Nam. Nói cách khác, mức độ quan trọng của đồng CNY trong chính sách tỷ giá của Việt Nam cần tăng lên. Bởi lẽ, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi lại có nhiều loại hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa Việt Nam", ông Sơn lý giải.
TS. Trần Toàn Thắng bổ sung thêm: Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc căng thẳng, có ngành được lợi, có ngành thiệt hại, cần nhiều thời gian để phân tích hơn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, Việt Nam cần tìm mọi cách để có phản ứng tỷ giá phù hợp với diễn biến mới, đặc biệt là chú ý tới dự trữ ngoại hối và thu hút thêm FDI nhằm cái thiện cán cân ngoại hối; ngoài ra phân tích sâu hơn để có các phương án phù hợp do Hoa Kỳ có thể gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Nhìn từ góc độ thương mại, theo ông Sơn, giải pháp cho Việt Nam là ưu tiên, nỗ lực thiết lập các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các thị trường lớn như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ nhằm đảm bảo tính ổn định của thị trường XK lớn nhất, quan trọng (vì nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc nhiều vào XK), đồng thời đa dạng thị trường XK bằng cách hợp tác thương mại với các nước khác. Riêng về vấn đề lãi suất, ông Sơn cho rằng, chính sách lãi suất cần tập trung hơn vào sự ổn định vĩ mô thay vì nhấn mạnh đến tăng trưởng trong bối cảnh có nhiều biến động.
Xung đột thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc chính thức nổ ra khi từ 0 giờ 01 phút ngày 6/7/2018, Hoa Kỳ chính thức áp thuế 25% đối với 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc gồm máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao. Ngay sau đó, Trung Quốc đã tuyên bố đánh thuế bổ sung 25% đối với danh mục gồm 545 mặt hàng NK từ Hoa Kỳ, trị giá 34 tỷ USD, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, xe cộ và thủy sản. Thuế mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/7/2018. Đến ngày 23/8/2018, Hoa Kỳ lại chính thức áp thuế bổ sung 25% lên 279 mặt hàng NK từ Trung Quốc có tổng trị giá 16 tỷ USD bao gồm các sản phẩm như xe máy, xe mô tô, máy kéo, phụ tùng đường sắt, mạch điện, các thiết bị nông nghiệp và nhựa tổng hợp... Không chịu thua kém, ngay sau đó, Trung Quốc cũng thông báo áp thuế 25% lên 16 tỷ USD hàng hóa Hoa Kỳ NK từ ngày 23/8/2018. Các mặt hàng bị nhắm đến bao gồm các phương tiện như xe khách cỡ lớn và xe máy, nhiều loại nhiên liệu, cáp sợi quang học, than, dầu mỡ, vaseline, nhựa đường, các sản phẩm nhựa và hàng tái chế... Mới đây nhất, ngày 17/9/2018, phía Hoa Kỳ tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và mức thuế sẽ tăng lên 25% vào đầu năm sau. Mức thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ ngày 24/9/2018 và mức thuế 25% sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2019. Đáp trả lại, từ ngày 24/9/2018, phía Trung Quốc cũng áp thuế thêm với 60 tỷ USD hàng hóa NK từ Hoa Kỳ. Việc đánh thuế ở hai mức 5% và 10%. Với động thái đáp trả của Trung Quốc, phía Hoa Kỳ đe dọa, Hoa Kỳ sẽ tiến hành giai đoạn 3 với việc đánh thuế bổ sung lên 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. |
(责任编辑:Cúp C2)
- Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- Vụ sao 'Chiếc lá cuốn bay' tử nạn: Quản lý Kratik chịu mức phạt 5 năm tù
- Kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2024 tại nhiều địa phương
- Duy Mạnh phun môi, mở cung chân mày ở tuổi 50
- Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- Lâm Khánh Chi phủ nhận chụp ảnh cưới, tái hôn với tình trẻ
- Hàng nghìn cán bộ VietinBank “đội mưa” nhảy Flashmob
- Phục vụ an toàn gần 1,8 triệu hành khách trong giai đoạn cao điểm dịp nghỉ lễ 30/4
- Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
- Địa phương không được giữ lại lệ phí xuất, nhập cảnh
- Ca sĩ Vũ Duy Khánh tình tứ với vợ bầu kém 10 tuổi
- Đại gia dầu khí Exxon Mobil tìm kiếm địa điểm đầu tư
- Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- Có thể sẽ kéo dài thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- Danh hài Ryuhei Ueshima nổi tiếng Nhật Bản tự tử ở tuổi 61
- Danh sách Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia
- Thương mại 2 chiều của Việt Nam với Bra
- Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- Uyên Ương 'Hồng Lâu Mộng' nguy kịch vì ung thư