Tạo mọi điều kiện để hộ nghèo vươn lên,ợlựcchohộkq trận tottenham cải thiện đời sống là một trong những việc làm thường xuyên của cấp ủy, chính quyền và người dân huyện Châu Thành. Ông Dũng (phải) phấn khởi khi được hỗ trợ căn nhà vững chãi để ở. Hỗ trợ người nghèo bằng nhiều cách Đến thăm gia đình ông Trần Văn Dũng, ở ấp Phú Đông, thị trấn Mái Dầm vào buổi trưa, lúc này ông Dũng mới đi mua phế liệu về. Mặt lấm tấm mồ hôi, ông Dũng vui vẻ cho biết, dù vẫn chưa hết khó khăn, nhưng gia đình đã có căn nhà riêng của mình, tất cả là nhờ sự giúp đỡ tận tình của chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể. Chỉ tay về phía căn nhà kế bên, ông Dũng kể, hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện cất nhà nên vợ chồng ông ở cùng gia đình người anh thứ bảy suốt nhiều năm nay. Mỗi ngày vợ chồng ông mưu sinh bằng nghề mua bán ve chai. Nếu ngày nào đắt cũng kiếm được trên 100.000 đồng, những ngày ế ẩm chỉ dăm ba chục ngàn đồng, thậm chí có ngày đi không công. Do thu nhập không ổn định, nên chuyện dành dụm cất nhà quá xa vời với gia đình nghèo. Vì vậy, khi được chính quyền địa phương thông báo gia đình ông được hỗ trợ căn nhà từ Quỹ vì người nghèo của huyện, ông mừng đến rơi nước mắt. Khi căn nhà khởi công, nhìn từng viên gạch đỏ xây khắp bốn bức tường, lòng ông vui như mở hội, chỉ mong đến ngày được ở trong nhà mới. “Nhận được tin gia đình tôi được hỗ trợ 40 triệu đồng để cất nhà, vợ chồng tôi mừng không sao tả siết. Bây giờ được ở trong căn nhà rộng rãi, gia đình tôi rất biết ơn các cấp chính quyền và chắc chắn vợ chồng tôi sẽ cố gắng làm lụng nhiều hơn nữa, để đời sống kinh tế ngày càng ổn định và phát triển, không phụ sự quan tâm, tạo điều kiện của mọi người”, ông Dũng chia sẻ. Bên cạnh hỗ trợ nhà ở, huyện Châu Thành còn thực hiện tốt công tác dạy nghề, giải quyết việc làm. Đây được xem là một kênh giảm nghèo hiệu quả. Năm 2017, địa phương đã khai giảng 11 lớp nghề cho lao động nông thôn, với các nghề như may gia công, kỹ thuật xây dựng... Những lớp nghề đều có đầu ra, việc làm ổn định cho người lao động sau học nghề. Chị Trần Tố Quyên, ở ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, bộc bạch: “Nhờ tham gia lớp nghề may gia công mà tôi có được công việc phù hợp. Giờ đây, tuy may còn chậm, bình quân mỗi ngày cũng kiếm được 30.000-40.000 đồng, nhưng sản phẩm làm ra có nơi tiêu thụ ổn định, tôi sẽ tiếp tục gắn bó với công việc này”. Sau khi lớp nghề kết thúc, địa phương đã thành lập tổ may gia công, với 14 chị em phụ nữ tham gia, chị Quyên cũng là thành viên của tổ. Được biết, sản phẩm sau khi gia công được một cơ sở ở thành phố Cần Thơ thu mua, với lại nguyên liệu cũng được cung cấp quanh năm, mọi người yên tâm gắn bó với công việc. Quyết tâm giảm nghèođạt chất lượng Để thực hiện đạt mục tiêu giảm từ 2-3% tỷ lệ hộ nghèo trong năm 2017, ngay từ đầu năm, xã Đông Phước A đã tiến hành rà soát, điều tra nhu cầu của hộ nghèo, từ đó, xây dựng kế hoạch hỗ trợ cụ thể, nhằm giúp người dân có điều kiện để vươn lên thoát nghèo. Theo ông Lê Thanh Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Phước A, muốn công tác giảm nghèo đạt kết quả cao, điều quan trọng nhất là phải tạo cho người dân ý thức tự vươn lên. Bởi nếu họ cứ trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước thì khó lòng mà khá lên được. Cho nên công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức người dân về xóa đói giảm nghèo được thực hiện thường xuyên. Ngoài ra, địa phương cũng thực hiện hỗ trợ sát với nhu cầu của hộ nghèo. Cụ thể, những hộ không có đất sản xuất thì địa phương tạo điều kiện cho họ được học nghề, giới thiệu việc làm. Những ai có đất sản xuất, sẽ được kết nối với ngân hàng chính sách xã hội, để tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư vào sản xuất trồng trọt. Mặt khác, các hội, đoàn thể địa phương thường xuyên đến thăm hỏi, động viên, giới thiệu hướng dẫn người dân những mô hình làm ăn hiệu quả, để mọi người học hỏi. Ông Lê Thanh Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Phước A, cho biết: “Chúng tôi đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc thực hiện công tác giảm nghèo. Với những giải pháp thiết thực sẽ giúp người dân thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống”. Huyện Châu Thành hiện có 2.106 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,01%. Xác định công tác chăm lo hộ nghèo là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, địa phương đã thực hiện tốt các chế độ dành cho hộ nghèo như cấp phát tiền điện, cấp thẻ bảo hiểm y tế... Ngoài ra, còn tranh thủ kinh phí tuyến trên và vận động xã hội hóa để xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, để mọi người an cư lạc nghiệp. Mặt khác, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, giúp nâng cao đời sống người dân. Năm 2017, huyện Châu Thành phấn đấu giảm từ 1-1,5% tỷ lệ hộ nghèo. “Chúng tôi đã phối hợp với các ngành liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện đạt chỉ tiêu được giao. Hiện nay, địa phương đang thực hiện công tác bình xét hộ nghèo, dự kiến ngày 15-11 có kết quả chính thức. Trong bình xét hộ nghèo được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định, đúng đối tượng, không chạy theo thành tích. Đặc biệt, đối với những hộ mới thoát nghèo, chúng tôi cũng thường xuyên quan tâm giúp đỡ, để họ thoát nghèo bền vững, tránh tình trạng tái nghèo...”, bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành, cho biết. Bài, ảnh: BÍCH CHÂU |