Kết quả thu chi ngân sách năm 2021 tích cực hơn số đã báo cáoTại phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,Điềuhànhchínhsáchtàikhóalinhhoạttháogỡkhókhănchodoanhnghiệkèo bóng đá việt nam-indo Chính phủ đã có báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 và tình hình triển khai thực hiện dự toán NSNN năm 2022. Theo Chính phủ, kết quả thực hiện thu, chi NSNN năm 2021 khả quan hơn so với số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 2. Cụ thể, thu NSNN dự toán là 1.343,3 nghìn tỷ đồng, báo cáo Quốc hội ước đạt 1.365,5 nghìn tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 1.568,4 nghìn tỷ đồng, vượt 225,1 nghìn tỷ đồng (16,8%) so dự toán, tăng 202,9 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội. Tỷ lệ động viên thu NSNN đạt 18,7% GDP, riêng thu thuế và phí đạt 15,1% GDP.
Một số ngành, lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, xây dựng, sản xuất sắt thép, ô tô,… được hưởng lợi từ các chính sách nêu trên đã phát sinh lợi nhuận tăng đột biến, tăng thu cho NSNN. Đồng thời, một số khoản thu cũng phát sinh đột biến ngoài dự kiến khi xây dựng dự toán. Bên cạnh đó, cơ quan thuế, hải quan phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng làm tốt hơn công tác quản lý thu, nhất là ở các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số của các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam; quyết liệt xử lý thu hồi nợ đọng thuế và các khoản kiến nghị truy thu qua công tác thanh tra, kiểm toán, nên nhiều khoản thu đạt cao hơn so báo cáo Quốc hội. Đồng thời, do dự toán thu năm 2021 được xây dựng trình Chính phủ và Quốc hội vào thời điểm bùng phát đợt dịch Covid-19 lần thứ 3, nên mức dự toán NSNN nói chung và từng địa phương có phần thận trọng. Chi đầu tư phát triển tăng 8,1%Về chi NSNN, dự toán là 1.687 nghìn tỷ đồng, số báo cáo Quốc hội ước đạt 1.709,2 nghìn tỷ đồng. Trong năm, mặc dù nhu cầu chi cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 là rất lớn, nhưng nhờ có các giải pháp chủ động, tích cực nên đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu phát sinh tăng thêm mà không ảnh hưởng lớn đến các nhiệm vụ chi. Kết thúc năm 2021, chi đầu tư phát triển đạt 515,9 nghìn tỷ đồng, tăng 38,6 nghìn tỷ đồng (+8,1%) so dự toán; chi dự trữ quốc gia đạt 3,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7 nghìn tỷ đồng so dự toán; chi trả nợ lãi đạt gần 102,6 nghìn tỷ đồng, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, giảm 7,5 nghìn tỷ đồng so dự toán; chi thường xuyên đạt gần 1.053,9 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1 nghìn tỷ đồng (+1,7%) so dự toán.
Trong bối cảnh chịu tác động của dịch bệnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Nhờ vậy, số vốn thực hiện giải ngân cả năm ước đạt 94,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (đạt 97,5%). Trong đó vốn trong nước đạt 102,75% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt 32,85% kế hoạch. Chính phủ đang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan rà soát, tổng hợp chung số vốn thuộc kế hoạch năm 2021 còn lại chưa giải ngân, đề xuất phương án xử lý, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Từ kết quả thực hiện như trên, đánh giá tổng chi NSNN đạt 1.854,9 nghìn tỷ đồng, tăng 167,9 nghìn tỷ đồng (+10%) so với dự toán, tăng 145,7 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội. Đến cuối năm 20221, bội chi NSNN khoảng 286,5 nghìn tỷ đồng, bằng 3,41% GDP thực hiện, giảm 57,2 nghìn tỷ đồng so dự toán. Trong đó bội chi NSTW giảm 39,4 nghìn tỷ đồng so dự toán, bội chi NSĐP giảm 17,7 nghìn tỷ đồng. Đến hết ngày 31/12/2021, dư nợ công bằng khoảng 43,1% GDP, dư nợ chính phủ khoảng 39,1% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 38,4% GDP, thấp hơn trần quy định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội (tương ứng là 60% GDP, 50% GDP và 50% GDP). Theo đánh giá của Chính phủ, việc điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, kiểm soát dịch bệnh, duy trì và thúc đẩy phục hồi kinh tế. Thu NSNN vượt dự toán. Chi NSNN được quản lý chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; tập trung đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch. Đảm bảo cân đối ngân sách các cấp, giảm bội chi NSNN so dự toán.
|