当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【lịch thi đấu của đức】Tăng trưởng năm 2018 đạt mức 6,8%

tang truong nam 2018 dat muc 68

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2018. Ảnh: Quang Hiếu.

Theo đó, năm 2018 chúng ta có thể hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, có thể có chỉ tiêu cao hơn Quốc hội giao, cao hơn chỉ tiêu ghi trong Nghị quyết 01 của Chính phủ.

Xuất siêu đạt mức kỷ lục 6,8 tỷ USD

Cụ thể, chỉ số lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,29% (thấp nhất trong 9 năm qua), bình quân 11 tháng tăng 3,59%. Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ở mức cao, 11 tháng tăng 10,1%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 12,2%, duy trì ở mức hai con số.

Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng tăng 11,5%. Khách quốc tế 11 tháng đạt 14,12 triệu lượt, tăng 21,3% và chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu thu hút 15 triệu khách quốc tế trong năm 2018.

Đáng chú ý, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, đạt 223,63 tỷ USD, tăng 14,4% trong đó, xuất siêu đạt mức kỷ lục 6,8 tỷ USD.

Trong 11 tháng qua đã có trên 121.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký tăng 9,1%; tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt trên 3,4 triệu tỷ đồng; gần 32.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 30,9% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nhận định, bên cạnh kết quả được, chúng ta vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế, khó khăn và thách thức: Nông nghiệp và đời sống của nhân dân một số vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng về thiên tai, tổng thiệt hại do thiên tai trong 11 tháng ước tính khoảng 9 nghìn tỷ đồng. Việc cung ứng điện cho nền kinh tế còn các vấn đề đặt ra, như báo chí đã phản ánh về khả năng thiếu việc thiếu nguồn cung than, khí cho các nhà máy điện.

Giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tiếp tục có tiến bộ nhưng vẫn ở mức thấp, ước giải ngân bằng 59,9% so với kế hoạch Quốc hội giao, vốn Trung ương quản lý mới giải ngân gần 80%.

Sản xuất đầu tư kinh doanh vẫn còn khó khăn; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trên 83.000 (tăng 49,3%); số doanh nghiệp giải thể gần 15.000 (tăng 37,4%). Môi trường đầu tư kinh doanh tuy đã có bước cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Cắt giảm hàng loạt thủ tục kiểm tra chuyên ngành

Cũng tại phiên họp, Tổ công tác của Thủ tướng đã báo cáo về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, các văn bản liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh và kết quả kiểm tra tháng 11 của Tổ công tác.

Về cắt giảm điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, đến thời điểm này chúng ta đã cắt được 6.676 /9.926 thủ tục hành chính trong kiểm tra chuyên ngành. Như vậy, chúng ta đã vượt được con số 36,5%, nhờ đó đã tiết kiệm được 11.642.068 ngày công, 5.407 tỷ đồng.

Về cắt giảm điều kiện kinh doanh đã cắt giảm được 3.346/6.191 điều kiện kinh doanh, vượt mức Chỉnh phủ giao và tiết kiệm được 5.847.925 ngày công tương đương với 872,2 tỷ đồng. Việc đơn giản, cắt giảm danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh có chuyển biến so với tháng trước. “Những con số nêu trên, đã đánh giá rất cao sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và sự tham gia tích cực của các bộ, ngành”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Trong 11 tháng qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 18.422 nhiệm vụ. Trong đó, có 9.880 nhiệm vụ đã hoàn thành, 8.325 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, 217 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn (chiếm 2,2%, giảm 0,7% so với tháng trước).

“Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo nhiệm vụ cụ thể về một số vấn đề bức xúc, nổi cộm hiện nay. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phụ trách để sớm xử lý một số vấn đề về tình hình khiếu nại tố cáo ngay trong tháng 12 này. Đồng thời, Thủ tướng cũng sẽ ban hành Chỉ thị về chuẩn bị tổ chức Tết Nguyên đán sắp tới”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.

分享到: