"Lợi đơn lợi kép" từ triển khai hóa đơn điện tử Nhiều thông tin hữu ích cho doanh nghiệp tại tọa đàm “Lợi ích của hóa đơn điện tử” |
Cơ sở pháp lý vững chắc để áp dụng hóa đơn điện tửCải cách thủ tục hành chính,ềutínhiệukhảquansaungàyápdụnghóađơnđiệntửnhận định mc hôm nay hiện đại hóa ngành Thuế là một nhiệm vụ quan trọng của ngành Thuế trong nhiều năm qua. Sau nhiều năm áp dụng hóa đơn giá trị gia tăng giấy thông thường, ngành Thuế đã nghiên cứu và xây dựng chính sách pháp luật để áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT). Năm 2010 Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trong đó có quy định về HĐĐT được ban hành. Để triển khai nghị định này, ngày 14/3/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng HĐĐT bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Mặc dù HĐĐT đã được pháp luật thừa nhận song song với hóa đơn giấy truyền thống, tuy nhiên, để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, vừa giúp cơ quan thuế kiểm soát tốt việc sử dụng HĐĐT, Tổng cục Thuế đã tham mưu, trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, có hiệu lực từ 1/11/2018. | Các vị khách mời tại buổi Tọa đàm về lợi ích của hóa đơn điện tử. Ảnh: Hồng Vân. |
Theo Nghị định này, có 2 loại HĐĐT, đó là HĐĐT có mã và HĐĐT không có mã. Thời gian để chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang HĐĐT trong vòng 2 năm (từ 1/11/2018 đến 1/11/2020). Ngày 30/9/2019, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Với việc ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC, việc triển khai HĐĐT sẽ thuận lợi hơn vì đã có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, để áp dụng HĐĐT hiệu quả trên phạm vi toàn quốc, cần phải đưa quy định này vào trong luật. Do đó, Tổng cục Thuế đã tham mưu Bộ Tài chính trình Chính phủ, trình Quốc hội đưa quy định về HĐĐT vào Luật Quản lý thuế sửa đổi và đã được Quốc hội khóa XIV thông qua - đó là Luật Quản lý thuế số 38. Để triển khai có hiệu quả Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn, chứng từ. Đây là nghị định có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý, sử dụng HĐĐT, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội. Ngày 17/9/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Với việc luật hóa các quy định về HĐĐT đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để đưa HĐĐT vào cuộc sống. Hóa đơn điện tử đã được cộng đồng doanh nghiệp đón nhậnĐể thực hiện theo quy định của Luật, Tổng cục Thuế đã xây dựng lộ trình triển khai hóa đơn điện tử theo 2 giai đoạn và đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt. Giai đoạn 1 từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022, triển khai tại 6 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ và Bình Định; giai đoạn 2 từ tháng 4/2022 đến tháng 7/2022 thực hiện tại 57 tỉnh, thành phố còn lại. Để triển khai HĐĐT, Tổng cục Thuế đã thành lập Ban chỉ đạo, Tổ thường trực triển khai HĐĐT. Đồng thời, Tổng cục Thuế khánh thành Hệ thống “Trung tâm điều hành triển khai hóa đơn điện tử”. Hệ thống Trung tâm điều hành là bộ phận thường trực giúp Ban chỉ đạo, Tổ thường trực trong công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai HĐĐT từ Tổng cục Thuế đến 6 Cục Thuế thực hiện thí điểm HĐĐT (và cả giai đoạn tiếp sau khi triển khai tại 57 tỉnh, thành phố). Đặc điểm của hóa đơn điện tử theo quy định mớiTheo Thông tư 78, có 2 loại HĐĐT gồm: HĐĐT có mã của cơ quan thuế và HĐĐT không có mã của cơ quan thuế; theo định dạng chuẩn của cơ quan thuế; khi sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế thì cơ sở kinh doanh (người bán hàng) phải chuyển dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế. Tùy vào đặc điểm cơ sở kinh doanh mà có hai hình thức chuyển dữ liệu hóa đơn: Chuyển theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn cùng Tờ khai thuế GTGT; chuyển ngay dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế (trường hợp chưa chuyển được ngay thì chậm nhất là trong ngày phát sinh hóa đơn cơ sở kinh doanh phải chuyển cho cơ quan thuế). |
Việc đẩy mạnh áp dụng hóa đơn điện tử của ngành Thuế hiện nay cũng phù hợp với “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc… Đối với Tổng cục Thuế, việc đưa hóa đơn điện tử vào cuộc sống cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng của quá trình chuyển đổi số ngành Thuế hiện nay. Để đưa HĐĐT vào cuộc sống, ngày 21/11 Tổng cục Thuế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến chính thức triển khai hệ thống hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh, thành phố triển khai giai đoạn 1. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và các bộ, ngành liên quan. Trao đổi tại buổi Tọa đàm “Lợi ích của hóa đơn điện tử” chiều 1/12, ông Lưu Đức Huy - Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) cho biết, báo cáo nhanh cho thấy, sau 10 ngày kể từ ngày kích hoạt hệ thống áp dụng HĐĐT tại 6 tỉnh, thành phố đã có khoảng 40.000 doanh nghiệp đăng ký áp dụng HĐĐT theo Nghị định 123, Thông tư 78 và đã có khoảng 80.000 hóa đơn có mã của cơ quan thuế đã được lập. “Bước đầu kết quả là rất khả quan, mặc dù có một số vướng mắc trong giai đoạn đầu liên quan đường truyền, giải pháp phần mềm, tuy nhiên cả cơ quan thuế và các tổ chức cung cấp giải pháp, tổ chức kết nối đều đã thường xuyên nâng cấp ứng dụng, giải đáp thường xuyên thắc mắc cho doanh nghiệp đảm bảo việc lập HĐĐT để gửi đến cơ quan thuế để cấp mã diễn ra nhanh chóng” - ông Huy nói. |