Diễn ra từ ngày 2/8 đến ngày 4/8 tại TPHCM,ầnđầutiênViệtNamđăngcaisựkiệnkinhtếquymôkết quả u21 ngoại hạng anh AMES 2024 quy tụ hơn hơn 250 chuyên gia và nhà khoa học đến từ hơn 40 quốc gia trên thế giới.
AMES 2024 do Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) phối hợp cùng Trường Đại học Ngân hàng TPHCM và Trường Kinh doanh Leonard de Vinci (EMLV Business School, Pháp) tổ chức.
Các báo cáo khoa học của các diễn giả tại AMES 2024 đã gợi mở nhiều ý tưởng hữu ích cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng.
Phát biểu tại lễ khai mạc, GS Nguyễn Đức Khương - Chủ tịch AVSE Global, cho biết hội nghị có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, trao đổi học thuật giữa Việt Nam và các học giả kinh tế hàng đầu thế giới. Đây là nền tảng giúp tri thức Việt vươn ra thế giới và góp phần thúc đẩy thương hiệu tri thức của Việt Nam.
Theo GS Khương, trước đây, Hội nghị Châu Á của Hiệp hội Kinh tế lượng, Đông Á và Đông Nam Á thường được tổ chức tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản hay Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai một sự kiện kinh tế quy mô này.
AMES 2024 tạo ra nhiều cơ hội kết nối và thông qua những bài báo cáo khoa học, các chuyên gia kinh tế hàng đầu có thể đưa ra khuyến nghị để UBND TPHCM thực thi chính sách hướng đến thúc đẩy phát triển kinh tế hiệu quả, xứng đáng là “đầu tàu” kinh tế của đất nước.
“Tham dự AMES 2024 có rất nhiều nhà khoa học Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Hội nghị là cơ hội để thúc đẩy tri thức Việt quay trở lại đóng góp cho quê hương”, GS Khương chia sẻ.
Nói về vai trò của kinh tế lượng, PGS.TS Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TPHCM (HUB), thành viên ban tổ chức AMES 2024, cho hay, kinh tế lượng là căn cứ giúp các nhà khoa học dự báo được các biến động kinh tế vĩ mô, góp phần quan trọng vào quá trình hoạch định chính sách.
Với hơn 230 bài báo cáo khoa học, AMES 2024 sẽ cung cấp những phân tích, dự báo về các vấn đề kinh tế. Các chuyên gia cũng sẽ đưa ra những cảnh báo giá trị trong bối cảnh tình hình kinh tế có nhiều biến động hiện nay. Những nội dung chính được thảo luận như: Giải pháp về tỷ lệ sinh thấp; nguồn vốn FDI hay ODA; vấn đề môi trường; chuyển đổi xanh, chuyển đổi số…
PGS.TS Nguyễn Đức Trung lấy dẫn chứng về nghiên cứu chỉ ra chiến lược giúp nền kinh tế Việt Nam giảm phụ thuộc vào xuất khẩu và FDI. Đây vốn là một bài toán khó với các nhà hoạch định chính sách của đất nước.
Theo Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, nghiên cứu này đã chỉ ra những điểm nghẽn của kinh tế Việt Nam, đó là sự chênh lệch giữa xuất siêu hàng hóa và nhập siêu dịch vụ. Khi nền kinh tế toàn cầu biến động, đây sẽ là hai lĩnh vực kinh tế dễ chịu tác động nặng nề, lại không có sự bù trừ. Do vậy, kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nếu không có giải pháp ứng phó.
Trong hơn 230 báo cáo khoa học của các chuyên gia kinh tế được thảo luận tại AMES 2024, có báo cáo “Covid-19 và bất bình đẳng giới trên thị trường lao động: Bằng chứng mới từ Việt Nam” của chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Bích (Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM – HIDS) và chuyên gia Yusuke Jinnai (Đại học Quốc tế Nhật Bản).
Nghiên cứu này đề cập đến thị trường lao động Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và mức thu nhập của người lao động giảm sút. Tuy nhiên, rất ít bằng chứng cho thấy có sự khác biệt về giới trong các kết quả kinh tế, cụ thể là thu nhập giảm và mất việc làm.
Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập theo phương pháp được Ngân hàng Thế giới áp dụng để đo sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến bất bình đẳng giới. Phân tích cho thấy phụ nữ có khả năng mất việc cao hơn nam giới 5,43% và khả năng mất thu thu nhập cao hơn 7,84%.
Đặc biệt, phụ nữ trong nhóm thiểu số có tỷ lệ mất việc cao và giảm thu nhập cao hơn nam giới, với tỷ lệ chênh lệch lần lượt là 8,28% và 12,66%. Chuyên gia khuyến nghị rằng Chính phủ nên thực hiện các chính sách hỗ trợ phụ nữ, chú trọng vào việc điều chỉnh các chính sách cụ thể đối với các nhóm đối tượng và vùng miền.