Đó là hoàn cảnh gia đình ông Nguyễn Hữu Quý (SN 1952) và bà Trần Thị Huy (SN 1960),ợchồnggiàbánsạchnhàcửachocontraichạythậncongáichữabệnhtâmthầkeo88 hôm nay trú thôn Khả Phú, xã Yên Trung, huyện Yên Định, Thanh Hóa. Ông bà sinh được hai người con gồm Nguyễn Hữu Quang (SN 1992) và Nguyễn Thị Kim Tuyến (SN 1996). Cuộc sống khó khăn, ngoài lương hưu mất sức hơn 3 triệu đồng/tháng, cả nhà chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng lúa. Hàng ngày, ông bà đi làm thuê, kiếm tiền đắp đổi nuôi các con khôn lớn. Con trai ông Quý sinh ra và lớn lên khoẻ mạnh. Dù khó khăn nhưng bố mẹ vẫn cho Quang theo học chuyên ngành kế toán ở một trường cao đẳng ngoài Hà Nội. Học xong, em vào miền Nam làm thuê. Không được may mắn như người anh, em Nguyễn Thị Kim Tuyến mới sinh ra đã có biểu hiện không bình thường. Khi còn nhỏ, Tuyến thường xuyên la hét, khóc lóc. Mỗi lần bú mẹ đều có biểu hiện cắn, co giật. Gia đình đưa con đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị bệnh thần kinh. Lớn lên, thấy con ham học, bố mẹ vẫn cho em vừa chữa bệnh, vừa đến trường cùng các bạn. Học xong lớp 12, Tuyến thi đỗ vào Trường Cao đẳng Y dược Hà Nội, nhưng được hai năm thì bệnh nặng hơn, buộc em phải nghỉ học. Cũng từ đó, Tuyến cùng gia đình sống ở Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa còn nhiều hơn ở nhà. Cuối năm 2022, ngỡ tưởng niềm vui sắp đến khi Quang dẫn bạn gái từ miền Nam về thăm nhà và ngỏ ý muốn làm đám cưới. Thấy con trai mặt mũi xanh xao, ông Quý khuyên con đến bệnh viện tỉnh kiểm tra thì phát hiện Quang đã bị suy thận giai đoạn cuối. "Gia đình không có tiền nên hai vợ chồng nó lại đưa nhau vào Nam làm thuê, kiếm tiền chữa bệnh kéo dài sự sống”, ông Quý kể lại. Đáng tiếc, bác sĩ cho biết nếu không được mổ và chạy thận, Quang chỉ có thể sống được vài tháng nữa. Thương con, ông Quý bàn với vợ bán căn nhà cấp 4 đang ở trên diện tích đất 800m2, đổi lấy 600 triệu đồng gửi vào cho con chữa bệnh. "Ca mổ đã xong, giờ cháu phải chạy thận 3 lần/tuần. Nhà cũng chẳng còn nữa, vợ tôi đã vào trong Nam sống, vừa đi rửa bát thuê vừa chăm sóc cho con trai. Từ ngày Quang bị bệnh đến nay, hai mẹ con chưa được một lần về thăm nhà, chỉ gặp nhau qua những cuộc điện thoại",ông Quý nói. Từ ngày bán nhà, ông Quý thuê một phòng trọ vỏn vẹn vài mét vuông trước cổng Bệnh viện tâm thần Thanh Hoá để ở cùng con gái, tiện cho việc chữa bệnh. Ông bảo, thương con mà chẳng biết làm gì. Mỗi khi nhìn Tuyến lên cơn co giật, tím tái, ông chỉ biết ôm chặt con vào lòng, cho uống thuốc rồi đợi con dần tỉnh lại. Ở tuổi xế chiều, ông vẫn muốn ra ngoài tìm việc gì đó để làm, kiếm thêm chút ít trang trải, nhưng lại sợ con ở nhà lên cơn động kinh không ai biết thì con chết mất. Cứ như thế, hai bố con sống lay lắt trong căn phòng chật chội. “Hai vợ chồng mỗi người chăm một đứa. Cả đời có hai đứa con thì chẳng đứa nào khoẻ mạnh. Chúng tôi tuổi đã cao, không có tiền tỉ để thay thận cho con, riêng việc chạy thận cũng đã kiệt sức. Tôi chỉ sợ nhỡ giờ chết đi thì chúng chẳng biết dựa vào đâu, mà chúng tôi cũng chẳng có ai hay nơi nào để thờ cúng", ông nghẹn ngào. Ông Nguyễn Lâm Tùng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Yên Lâm cho biết, hoàn cảnh gia đình ông Quý rất khó khăn. Để có tiền chữa bệnh cho các con, vợ chồng ông đã bán căn nhà duy nhất, giờ phải đi ở trọ. Rất mong các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ để ông có thêm động lực sống, chăm sóc cho các con bệnh tật.
|