Năm 2011,ng tlịch thi đấu bóng đá mỹ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã tổ chức 245 đoàn thanh, kiểm tra, trong đó có 168 đoàn liên ngành đi kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Các đoàn đã tiến hành kiểm tra 6.394 cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, phát hiện 1.086 cơ sở vi phạm. Trong năm, tuy chỉ xảy ra 1 vụ ngộ độc thực phẩm nhưng có tới 172 người bị ngộ độc mà nguyên nhân chính là do vệ sinh thực phẩm không tốt. Bước sang năm 2012, ngay trong ngày 9-1 đã có gần 80 công nhân của Công ty TNHH Freewell thuộc Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú (Đồng Phú) phải nhập viện trong tình trạng khẩn cấp do thức ăn có chứa độc tố.
THỰC TRẠNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Từ tháng 6 đến 12-2011, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã tổ chức lấy 609 mẫu thực phẩm giám sát tại 2 huyện Đồng Phú, Chơn Thành và 3 thị xã: Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long. Qua kiểm tra, 52/226 mẫu trong 5 loại thực phẩm có E.coli, chiếm 23%; 23/78 mẫu trong 2 loại thực phẩm có Coliform, chiếm 29,5%; 61/126 mẫu trong 3 loại thực phẩm có hàn the, chiếm 48,4%... cho thấy, thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật và có sử dụng hóa chất độc hại vẫn còn chiếm tỷ lệ tương đối cao. Nguyên nhân là do thực phẩm được bày bán trên vỉa hè, người kinh doanh mua những nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ với giá rẻ để chế biến và thực hiện bảo quản không tốt từ khâu chế biến đến khâu tiêu thụ. Hoặc người chế biến chủ ý cho vào thực phẩm những hóa chất độc hại hay không biết rõ độ độc hại của dầu, mỡ chiên khi nào thì ôi, khét. Đặc biệt, có không ít trường hợp kinh doanh thiếu ý thức trong giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
Thực phẩm bày bán trên đường phố rất cần có chế tài quản lý chặt chẽ |
NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Bác sĩ Phan Thanh Dũng, Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, cho biết: Tình trạng số cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống vi phạm còn nhiều là do Luật An toàn thực phẩm đã có hiệu lực nhưng các văn bản hướng dẫn chưa có nên rất khó thực thi; kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm chất lượng VSATTP hạn hẹp. Ngoài ra, phương tiện phục vụ tổ chức tập huấn, tuyên truyền của chi cục không có đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của đơn vị. Các cấp chính quyền từ huyện đến xã chưa giám sát tốt công tác VSATTP của địa phương. Đa số cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, manh mún nên việc áp dụng quy trình sản xuất, vệ sinh đạt hiệu quả chưa cao. Nhiều cơ sở không tham gia tập huấn kiến thức về VSATTP; giấy khám sức khỏe, điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị thô sơ; kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng; sử dụng phụ gia thực phẩm không cho phép, phẩm màu...
Cũng theo bác sĩ Phan Thanh Dũng, muốn hạn chế những tồn tại trên, cần tăng cường sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành về hoạt động phối hợp trong việc quản lý, kiểm soát chất lượng VSATTP với quy mô “từ trang trại đến bàn ăn”. Các cấp chính quyền có kế hoạch chỉ đạo và thành lập đoàn kiểm tra liên ngành trong công tác bảo đảm VSATTP đối với thức ăn đường phố. Trong đó, UBND các xã, phường, thị trấn phải là đơn vị chủ trì, còn y tế các cấp cần tham mưu thật tốt cho chính quyền để huy động đông đảo lực lượng xã hội tham gia. Chính quyền cấp xã trực tiếp quản lý người bán thức ăn đường phố, hàng rong và chế tài xử lý đối với các dịch vụ nói trên.
Ngoài ra, đơn vị làm công tác chuyên môn cũng rất cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành trong việc kiểm tra, giám sát tại các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm có nguy cơ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhất là đối với người chế biến, kinh doanh thực phẩm về công tác này. Mỗi người phải tự bảo vệ mình trước các nguy cơ đối với sức khỏe, chỉ sử dụng thức ăn khi biết chắc là an toàn. Người tiêu dùng cần quan sát kỹ trước khi mua, sử dụng thực phẩm, kiên quyết không ăn ở những cơ sở không bảo đảm vệ sinh và đấu tranh với những sai trái trong việc bảo đảm VSATTP. Sử dụng và chế biến thực phẩm an toàn vệ sinh, bảo vệ tốt sức khỏe cho chính mình và cộng đồng.
Lâm Phương