当前位置:首页 > Cúp C1 > 【soi keo peru】Quy rõ trách nhiệm trong quản lý, giám sát tài sản công

【soi keo peru】Quy rõ trách nhiệm trong quản lý, giám sát tài sản công

2025-01-24 23:38:48 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

Sáng nay (31/10),õtráchnhiệmtrongquảnlýgiámsáttàisảncôsoi keo peru Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội tờ trình dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi).

Theo đề xuất của Chính phủ, UBTCNS và nhiều đại biểu cũng đã nhất trí sửa lại tên luật là: “Luật Quản lý, sử dụng tài sản công”.

Làm rõ những đặc tính cơ bản của tài sản công

Ủy ban TCNS đánh giá, Ban soạn thảo đã có quá trình chuẩn bị công phu từ khâu tổng kết, đánh giá thực tiễn, rà soát pháp luật, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, xây dựng Dự thảo luật, tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến góp ý của các đối tượng có liên quan, đánh giá tác động của Dự án luật. Hồ sơ Dự án luật trình Quốc hội đã đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Dự thảo luật đã rà soát, đối chiếu tương đối đầy đủ, toàn diện với hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý tài sản công ở các luật chuyên ngành.

Theo tờ trình của Chính phủ, Dự thảo Luật sửa đổi có bố cục gồm 10 Chương, 137 Điều, với một số nội dung bổ sung mới.

Theo đó, Dự thảo giải thích khái niệm tài sản công theo hướng làm rõ những đặc tính cơ bản của tài sản công về chế độ sở hữu, quyền quản lý, quyền đại diện chủ sở hữu, nguồn gốc hình thành và những loại tài sản chủ yếu trên cơ sở quy định tại Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2014 và thực tiễn công tác quản lý thời gian vừa qua.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, tài sản công có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau; tuy nhiên, để xây dựng chế độ và tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng phù hợp với từng loại tài sản công, tại Điều 4 của dự thảo Luật chia tài sản công thành 5 loại được căn cứ vào các tiêu chí theo mục đích sử dụng và nguồn gốc hình thành tài sản.

Dự thảo cũng quy định chung về các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công bao gồm: giao quyền sử dụng tài sản; cấp quyền khai thác tài sản; cho thuê tài sản; chuyển nhượng quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản; góp vốn, liên doanh, liên kết; sử dụng tài sản để thanh toán các nghĩa vụ của Nhà nước; bán, thanh lý tài sản; các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, lần này, dự thảo đã bổ sung một số chính sách, nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công để phù hợp với mục tiêu, quan điểm xây dựng luật và phạm vi điều chỉnh của Luật; bổ sung quy định về giám sát của cộng đồng đối với việc quản lý, sử dụng tài sản công để bảo đảm việc sử dụng, khai thác tài sản đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình; bổ sung quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về tài sản công và trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra vi phạm.

Chính phủ ban hành tiêu chuẩn, định mức xe công, trụ sở làm việc

Một điểm mới khác là Dự thảo Luật đã giao thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức đối với xe ô tô công, trụ sở làm việc cho Chính phủ (thay cho thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như hiện nay); bổ sung các quy định để đảm bảo việc ban hành tiêu chuẩn, định mức được chặt chẽ, công khai, minh bạch.

Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm tuân thủ, giám sát, kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong toàn bộ quy trình đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản công để khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện thời gian vừa qua.

Dự thảo cũng bổ sung một số hình thức mới trong đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng, xử lý tài sản công bao gồm: Mua sắm tập trung; đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo hình thức đối tác công - tư (PPP), khoán kinh phí sử dụng tài sản công; huy động vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập; ghi giảm tài sản do nguyên nhân bất khả kháng.

Cùng với đó, Dự thảo Luật quy định điều kiện trang bị tài sản công theo hướng ưu tiên áp dụng các phương thức trang bị theo thứ tự ưu tiên: khoán kinh phí, thuê tài sản, mua sắm, đầu tư xây dựng.

Bên cạnh đó, Dự thảo bỏ quy định về việc xác định lại giá trị tài sản để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính để giảm thủ tục hành chính và chi phí xác định lại giá trị tài sản; tăng quyền tự chủ về tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư trong việc quyết định định mức sử dụng tài sản, bảo đảm tài sản phục vụ hoạt động, sử dụng kết quả khai thác tài sản, huy động vốn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản.

Ngoài ra, dự thảo Luật cũng đã điều chỉnh chế độ quản lý, sử dụng tài sản là bất động sản đã giao cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Cụ thể, điều chỉnh từ cơ chế áp dụng như cơ quan nhà nước theo Luật hiện hành sang cơ chế cho phép tổ chức được khai thác bất động sản được Nhà nước giao theo hình thức kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết như chế độ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản./.

D.T

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读