【90 phut .net】Đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự phiên họp. Cùng dự có các Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục: Phan Viết Lượng, Tạ Văn Hạ, Nguyễn Thị Mai Hoa, Triệu Thế Hùng; các uỷ viên của Uỷ ban. Về đơn vị soạn thảo - Bộ VHTTDL tham gia phiên họp là Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng; Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cùng đại diện các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ. Tham gia phiên họp còn có đại diện các Bộ, ngành. Trình bày báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cho biết, Chương trình gồm 7 mục tiêu tổng quát và 9 mục tiêu cụ thể đến năm 2030 và 9 nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2035. Chương trình được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần gồm: Phát triển con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả; Nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền và giáo dục văn hóa. Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc; Thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật; Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực văn hóa; Phát triển nguồn nhân lực văn hóa; Hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới; Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình, nâng cao năng lực thực hiện Chương trình, truyền thông, tuyên truyền về Chương trình. Về thời gian thực hiện Chương trình, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép Chương trình thực hiện trong giai đoạn 2025-2035. Trong đó năm 2025 chỉ tập trung thực hiện các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình, chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác; Giai đoạn thứ 1 theo kỳ trung hạn 2026-2030 sẽ tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua; Giai đoạn thứ 2 theo kỳ trung hạn 2031-2035, tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam. Đối với năm 2025, để phù hợp với Luật đầu tư công và thời điểm xây dựng kế hoạch 5 năm, Chính phủ dự kiến chỉ đề xuất nguồn ngân sách sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ năm 2025. Trường hợp Quốc hội thông qua thời gian thực hiện Chương trình từ năm 2025, các Bộ, ngành, địa phương mới có căn cứ để xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí để triển khai nhiệm vụ này. Trình bày báo cáo thẩm tra Chương trình, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng cho biết, Thường trực Ủy ban nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình và cho rằng việc xây dựng Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn. Việc triển khai thực hiện Chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. "Về hồ sơ Chương trình, Thường trực Ủy ban nhận thấy Hồ sơ đã được chỉnh lý trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Thông báo Kết luận số 3652/TBKL); ý kiến thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục (Báo cáo thẩm tra số 2457/BC-UBVHGD15 ngày 23.5.2024); ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ và Hội trường (Báo cáo của Tổng thư ký Quốc hội số 4509/BC-TTK). Một số nội dung quan trọng của Chương trình đã được tiếp thu, chỉnh lý như: mục tiêu, cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện Chương trình… Hồ sơ đã cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8", Phó Chủ nhiệm Phan Viết Lượng nhấn mạnh. Đồng thời cho biết, về mục tiêu thực hiện Chương trình, Thường trực Ủy ban nhận thấy, cơ quan chủ trì soạn thảo đã nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, rà soát, chỉnh sửa các mục tiêu theo hướng tránh trùng lặp với các chương trình, dự án đã được phê duyệt hoặc đang triển khai; bảo đảm tính khái quát hơn tại mục tiêu tổng quát; rà soát sự phù hợp, mối quan hệ logic giữa mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể; bổ sung một số nội dung để bảo đảm tính đồng bộ giữa xây dựng, vận hành hiệu quả thiết chế văn hóa cơ sở; bổ sung số liệu cụ thể về di tích; chỉnh sửa một số mục tiêu bảo đảm tính sát thực, khả thi. Thường trực Ủy ban cơ bản nhất trí với những nội dung chỉnh lý về mục tiêu trong dự thảo Nghị quyết. Về phạm vi, quy mô của Chương trình, theo dự thảo Nghị quyết, Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ, tương tác văn hóa lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động học tập. Thường trực Ủy ban nhất trí với phạm vi của Chương trình. Tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, Bộ sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp trên tinh thần cầu thị, nghiêm túc. Bộ trưởng cũng đã giải đáp cụ thể trước ý kiến của các đại biểu. Theo lộ trình, sau khi được Quốc hội thông qua, năm 2025 Chương trình sẽ tập trung vào việc xây dựng khung pháp lý để đến năm 2026 có thể triển khai ngay được. "Tinh thần là Chương trình sẽ không nằm ở Bộ VHTTDL mà phân cấp triệt để cho các địa phương. Chính phủ không làm thay các địa phương. Các địa phương cần phát huy vai trò chủ động và tinh thần trách nhiệm thực hiện Chương trình theo phân cấp", Bộ trưởng nhấn mạnh.VHO - Sáng 27.9,Đápứngđầyđủcăncứchínhtrịpháplýkhoahọcvàthựctiễ90 phut .net dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục đã tiến hành phiên họp toàn thể xem xét các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2025-2035.
相关推荐
-
Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
-
Hà Nội: Một người chết, 5 người bị thương do mưa bão số 1
-
Tình hình chiến sự Syria mới cập nhật ngày 14/7/2016
-
Đề nghị thi tuyển kiến trúc nhà ga sân bay Long Thành
-
Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
-
12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 25/6/2024: Ma Kết bị cản trở công việc, Song Tử dễ cáu gắt
- 最近发表
-
- Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế
- Cập nhật cơn bão số 10: Tâm bão gió đã giảm
- 12 cung hoàng đạo tuần 9/9
- Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 4/8
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Myanmar
- Tin tức 24h ngày 18/7
- Quiz: Ai sẽ theo đuổi bạn vào năm 2025?
- 'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- Tăng hiệu quả xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa
- 随机阅读
-
- Ngập cao tốc Phan Thiết
- khủng bố IS ra sức kì kèo rao bán nô lệ tình dục trên WhatsApp
- công bố nguyên nhân cá chết: Thở phào sau 84 ngày thấp thỏm
- Nhà hàng nổi bị sập khiến 300 khách rơi xuống biển là do bị quá
- Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 25/6/2024: Ma Kết bị cản trở công việc, Song Tử dễ cáu gắt
- Vụ Công ty Việt Á: 12 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt
- Ngã vào giếng trời chung cư, bé trai 6 tuổi ở nhà một mình chết
- Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- Không xác nhận tư cách ĐB Quốc hội đối với bà Nguyệt Hường
- 12 cung hoàng đạo tuần 9/9
- Tình hình Ukraine mới nhất hôm nay ngày 2/8/2016
- Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- Phát hiện thi thể nam thanh niên trương phình trôi sông Bàn Thạch
- Tai nạn chết đuối: Cha mẹ khóc ngất đón thi thể 3 nữ sinh FTU
- Tin tức 24h ngày 1/8: Tiếng gọi mẹ liên hồi đến ám ảnh
- Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- Bí thư truy Giám đốc Sở việc nhà dân thành hầm
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp
- Đánh sập đường dây lừa đảo qua điện thoại, bắt giữ 56 nghi can
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Ông Phạm Nhật Vượng mất 2,1 tỷ USD, một năm biến động với 7 tỷ phú Việt
- Lạng Sơn: Thu nội địa quý I đạt hơn 29% dự toán
- Cơ hội và thách thức cho du lịch Việt Nam
- Hiện đại hóa công tác kiểm tra hàng xuất nhập khẩu qua soi container
- Ngừng thông quan một doanh nghiệp nợ thuế xuất nhập khẩu hơn 12 tỷ đồng
- Top 10 công ty uy tín ngành Logistics năm 2022
- Hải quan Hà Nội thu ngân sách cán mốc 28.478 tỷ đồng
- TP. Hồ Chí Minh: Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022
- Meta Tech cung cấp nhiều giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp
- Đồn đoán về ‘cá mập’ gom 400 tấn vàng