Tin lời rao ngọt… mất tiền
Hiện nay nhiều ứng dụng thương mại điện tử từ các website,ứcnhốivấnnạnbánhàngdởmtrênkhônggianthươngmạiđiệntửbảng xếp hạng giải ba lan mạng xã hội như youtube, Facebook, Zalo, Viber… mở ra để bán hàng. Kinh doanh thương mại điện tử là lợi thế lớn cho người bán lẫn cả người mua nhưng trong lĩnh vực này đang nở rộ tình trạng bán hàng dởm, thậm chí là lừa đảo chiếm tiền của người tiêu dùng và diễn biến ngày càng phức tạp.
Anh Trần Bình Minh (ngụ phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) mua một chiếc đồng hồ do Nhật Bản sản xuất là hàng “xách tay” nên có giá rẻ hơn thị trường 60%. Số tiền 3,5 triệu đồng đã giao qua tài khoản, hôm sau anh nhận chiếc đồng hồ đúng mẫu mã. Tuy nhiên, khi thợ sửa đồng hồ kiểm tra thì phát hiện chiếc đồng hồ anh Minh mới mua do Trung Quốc sản xuất. “Khi biết bị lừa, kiểm tra lại trang bán hàng online thì họ đóng mất không liên lạc được”, anh Minh bức xúc.
Một cửa hàng kinh doanh túi xách kèm bán hàng qua mạng bị phát hiện nhiều sản phẩm gian lận xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở TP. Hồ Chí Minh |
Trong tình trạng tương tự, chị Mai (ngụ tại quận 2, TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ, mới rồi chị đặt mua một chiếc bồn tắm giá 6 triệu đồng trên một trang fanpage. Người bán đề nghị chị Mai chuyển trước 3 triệu đồng, tiền đã chuyển khoản nhưng đến hẹn không nhận được hàng, khi liên hệ với fanpage để đỏi người bán thì bị chặn và mất liên lạc.
Mới đây, Cục QLTT tỉnh Hậu Giang vừa xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Hồng (ngụ phường 1, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) 64 triệu đồng, buộc tiêu hủy số hàng hóa trị giá khoảng 180 triệu đồng, do mua bán mỹ phẩm, thuốc qua Facebook trái phép. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng kiểm tra phát hiện mỹ phẩm, thuốc làm từ dược liệu không có hóa đơn, chứng từ, không được phép lưu hành và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.
Trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, thực tế cho thấy, hiện nay nhiều trang, địa chỉ bán hàng kém chất lượng; bán hàng không đúng mẫu mã, chất lượng như đã giao kết, thậm chí là lừa chiếm đoạt tiền của người tiêu dùng diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, trường hợp bị phát hiện và xử phạt như vụ bà Nguyễn Thị Hồng ở Hậu Giang là rất ít.
Cần kiểm soát chặt hoạt động kinh doanh trên mạng
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với hành vi bán hàng dởm, lừa dối khách hàng trên thương mại điện tử có thể xử phạt hành chính đến 100 triệu đồng/lần nhưng nhiều người vẫn bất chấp quy định của pháp luật và không chùn tay trước những món lợi do hoạt động kinh doanh bất chính mang lại.
Chẳng hạn, tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện có hàng nghìn trang, địa chỉ bán hàng trực tuyến, vấn nạn người bán gian lận với khách hàng diễn ra phổ biến song kết quả bị phát hiện, xử lý hiện nay là chưa nhiều.
Ông Hà Trung Cang - Phó Cục trưởng Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh - cho biết, thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2020 và kiểm tra đột xuất, các đội QLTT đã kiểm tra, xử lý 19 vụ vi phạm lập website thương mại điện tử mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tạm giữ nhiều hàng hóa vi phạm.
Chỉ riêng trong nửa năm 2020, lực lượng QLTT thành phố đã phát hiện 251 vụ vi phạm về hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, 1 vụ giả xuất xứ, 6 vụ vi phạm về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, 97 vụ có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang xác minh, trong đó nhiều loại hàng giả hiệu được bán trên không gian thương mại điện tử.
Hàng hóa vi phạm bị tạm giữ là 248.094 đơn vị sản phẩm, trị giá hơn 5,7 tỷ đồng, là hàng hóa tiêu dùng có thương hiệu nổi tiếng như mắt kính, đồng hồ, giày dép, quần áo, mỹ phẩm, trang sức, hàng điện tử, hàng gia dụng, linh kiện điện thoại di động…
Hàng giả các nhãn hiệu kinh doanh bị phát hiện rất phong phú về hình thức lẫn chủng loại. Từ buôn bán tem, nhãn, bao bì giả; giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử; hàng hóa gắn nhãn tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả; sản xuất hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trên biển hiệu, trên phương tiện kinh doanh… và phần nhiều giao thương qua kênh thương mại điện tử.
Theo ông Cang, sự đổi mới nhanh chóng của công nghệ như hiện nay khiến cho hoạt động thương mại điện tử thay đổi nhanh chóng với nhiều hình thức kinh doanh mới ra đời, phát sinh các hành vi vi phạm mới trong mua bán. Theo đó, việc phát hiện và xử lý vi phạn trong hoạt động thương mại điện tử là không dễ dàng, do hình thức kinh doanh này hàng hóa không chứa trữ ở nơi đăng ký kinh doanh, không có kho hàng cố định, chủ thể kinh doanh luôn biến ảo, giao dịch buôn bán không có hóa đơn chứng từ.
Một địa chỉ chuyên bán các loại mỹ phẩm online gian lận ở quận 10 đã bị lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh phát hiện và tịch thu nhiều sản phẩm |
Ông Nguyễn Viết Hồng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh - cho rằng, tình hình gian lận trong kinh doanh thương mại điện tử đang diễn ra phổ biến, các cơ quan chức năng khó khăn trong khâu xử lý và sự thiệt hại luôn thuộc về người tiêu dùng.
Theo ông Hồng, nguyên nhân do các giao dịch buôn bán trên thương mại điện tử đa phần là hàng tiêu dùng, giá trị đơn hàng không lớn, khi xảy ra xung đột về chất lượng, giá cả rất ít người tiêu dùng tìm đến cơ quan chức năng để khiếu nại đòi quyền lợi và giúp lực lượng kiểm tra xử lý vi phạm.
Để không bị vạ bởi hình thức bán hàng online gian lận, ông Hồng khuyến nghị người tiêu dùng nên mua hàng hóa ở những địa chỉ bán hàng có uy tín, có thông tin đầy đủ về nguồn gốc hàng, người bán có cam kết giao hàng đúng giá, đúng chất lượng. Nếu không may mua phải hàng dởm, khách hàng nên nhờ cơ quan chức năng để can thiệp, đây cũng là cách góp phần đẩy lùi tình trạng kinh doanh gian lận trên không gian mạng.