Các nhà phân tích của Nga cho rằng việc gia nhập WTO sẽ thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại của nước này với đối tác thương mại lớn nhất của họ - Trung Quốc,ậpWTOLợichothươngmạiNga–TrungQuốbxh bd bulgaria hai nước sẽ thực hiện mọi giao dịch thương mại với nhau theo các quy tắc của WTO. Cùng một quy tắc Thương mại giữa Nga và Trung Quốc, hai nước láng giềng khổng lồ đã hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và trở lại mức trước khủng hoảng vào năm 2011. Kim ngạch thương mại song phương trong nửa đầu năm 2011 đứng ở mức 35,9 tỷ USD, tăng 39,6% so với năm ngoái. Sau khi hoàn thành các cuộc đàm phán của Nga với WTO trong tháng 11, Trưởng Ban đàm phán WTO của Nga, ông Maxim Medvedkov – cũng là người đứng đầu Cục Đàm phán thương mại thuộc Bộ Phát triển Kinh tế Nga trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã rằng sự tham gia của Nga sẽ mở rộng sự hợp tác kinh tế của Nga – Trung Quốc theo các quy định tương tự của WTO. Để gia nhập WTO, Nga đã hoàn toàn thay đổi hệ thống quy chuẩn kỹ thuật – xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn mới và quy phạm kỹ thuật, thông qua một số quy định hải quan mới, đồng thời cũng sửa đổi đáng kể pháp luật về thú y, kiểm dịch thực vật và các quy chuẩn khác. Điều này, theo Medvedkov sẽ mang lại cơ hội cho cả Nga và Trung Quốc giao thương với nhau theo các quy tắc tương tự. “Điều này rất có ý nghĩa. Các nhà xuất nhập khẩu của chúng tôi sẽ tìm hiểu các quy tắc này bởi vì tất cả các quy tắc giao dịch thương mại sẽ như nhau dù cho là với Trung Quốc hay bất kì quốc gia nào khác”, Medvedkov cho biết. Ông lưu ý rằng nếu doanh nghiệp từ Nga và Trung Quốc có tranh chấp thương mại, hai bên có thể thương lượng theo quy định của WTO, phương thức này sẽ có lợi cho cả hai bên. Sau khi gia nhập WTO, Nga sẽ phải dần dần giảm mức trần thuế quan trung bình xuống 7,8% thay vì 10% như hiện nay, mức thuế nông nghiệp giảm từ 13,2% xuống 10,8% và thuế quan của các sản phẩm công nghiệp giảm từ 9,5% xuống 7,3%. Các nhà phân tích tin rằng Nga sẽ tiếp tục cơ cấu lại hệ thống hải quan của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu và xuất khẩu giữa Nga và Trung Quốc. Andrei Ostrovsky, Phó Giám đốc của Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã nhấn mạnh thêm lời của ông Medvedkov, nói rằng cả hai nước sẽ được hưởng lợi từ việc Nga gia nhập WTO, như người mua hàng của Nga sẽ được mua hàng Trung Quốc rẻ hơn và thị trường hàng hóa của Nga sẽ được tiếp cận nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc. “Khách hàng của Nga chắc chắn sẽ được hưởng lợi khi Nga và Trung Quốc chấp hàng theo các quy tắc giống nhau, bởi vì hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn đáng kể, có thể giảm xuống 5-7 lần”, ông Ostrovsky phát biểu. Cơ hội cho cả 2 bên Theo Medvedkov, Nga đã học được nhiều từ Trung Quốc trong 18 năm qua. Trung Quốc chính thức gia nhập WTO vào ngày 11-12-2001 sau nhiều năm đàm phán khó khăn, trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chức Thương mại Toàn cầu. “Chúng tôi đã đi qua cùng một vấn đề, Trung Quốc đã có kinh nghiệm và chúng tôi đã học được rất nhiều từ họ”, Medvedkov cho biết. Ông đánh giá cao những thành tựu của Trung Quốc trong thập kỷ qua kể từ khi nước này gia nhập WTO. Việc gia nhập WTO của Trung Quốc đã mang đến “hiện đại hóa và bùng nổ kinh tế trong nước”. “Trung Quốc gia nhập WTO cũng ảnh hưởng tích cực đến thương mại song phương của chúng tôi, chúng tôi nhìn thấy nó đang phát triển và thay đổi dần cấu trúc. Điều này phần lớn là do Trung Quốc là thành viên trong WTO”, Medvedkov cho biết. “Tôi nghĩ rằng thành viên của chúng tôi trong WTO cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc, điều này là rõ ràng”, ông nói. Gennady Chufrin, Phó giám đốc Học viện Ngoại giao và Vấn đề kinh tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga cũng lưu ý việc gia nhập các khối thương mại là rất phức tạp. “Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi nhóm hàng hóa và dịch vụ có những quy định riêng theo chính sách của WTO, Trung Quốc đã tích lũy kinh nghiệp phong phú trong thực tế và Nga có thể học hỏi từ đó”, ông Chufrin cho biết. Ông cũng lưu ý rằng Moscow và Bắc Kinh có lợi ích chung trong việc bảo vệ thị trường của họ và thúc đẩy thương mại trong khuôn khổ của BRICS, nhóm các nền kinh tế mới nổi bao gồm Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Nam Phi. Các nhà phân tích tin rằng gia nhập WTO của Nga cũng sẽ tạo điều kiện phối hợp với BRICS và hợp tác trong các vòng đàm phán Doha để đạt được một kết quả cân bằng thúc đẩy các cải cách của hệ thống kinh tế quốc tế. Hoa Lan(theo chinadaily.com) |