【bảng xếp hạng c3 châu âu】Luật Điện ảnh: Làm sao để doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh tranh bằng sức sáng tạo, ý tưởng

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa,ậtĐiệnảnhLàmsaođểdoanhnghiệptrongvàngoàinướccạnhtranhbằngsứcsángtạoýtưởbảng xếp hạng c3 châu âu đoàn TP. HCM đề nghị những quy định về cấp phép kiểm duyệt, kiểm soát, phân loại...  phải bình đẳng giữa điện ảnh trong nước và nước ngoài tại Việt Nam

Chiều 25/5/2022, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự ánLuật Điện ảnh (sửa đổi).

Không để các doanh nghiệpkém cạnh tranh vì điều kiện kinh doanh

Dự thảo Luật Điện ảnh đã chọn quy định hậu kiểm đối với hình thức phổ biến phim theo 4 hình thức.

Phương pháp quản lý này nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu Quốc hội. Vì đối với một xã hội số, một không gian mạng mênh mông, không biên giới như hiện nay, quy định tiền kiểm là bất khả thi và không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viênBáo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, đại biểu Phan Đức Hiếu, đoàn Thái Bình quan tâm khi góp ý Dự thảo Luật Điện ảnh làm thế nào để các doanh nghiệp, trong nước và nước ngoài, cạnh tranh được bằng sức sáng tạo, ý tưởng thay vì tìm cách có được các loại giấy phép, điều kiện kinh doanh không phù hợp.

“Dự thảo Luật Điện ảnh đang tiếp cận theo cách phân chia dịch vụ phổ biến phim theo 4 hình thức (tiếp cận truyền thống và hiện đại) và tùy vào từng hình thức có quy định điều kiện khác nhau. Trong đó, hình thức phổ biến phim qua không gian mạng (OTT) là ít điều kiện nhất, nói cách khác là thuận lợi nhất so với các hình thức phổ biến phim khác”, ông Hiếu đề cập vấn đề.

Các hình phổ biến phim được đề cập trong Dự thảo là qua hệ thống rạp chiếu phim, tại địa điểm chiếu phim công cộng, trên hệ thống truyền hình và trên không gian mạng. Ngoài ra, có một số phương tiện nghe nhìn khác...

Trong khi đối tượng phổ biến phim OTT chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài, thực hiện cung cấp dịch vụ xuyên biên giới thì các hình thức còn lại chủ yếu thuộc về doanh nghiệp trong nước.

“Các doanh nghiệp trong nước không chỉ chịu các điều kiện của Luật Điện ảnh mà còn chịu thêm nhiều điều kiện khác về giấy phép hoạt động, kiểm duyệt nội dung đối với phim sản xuất trong nước hoặc phim nhập khẩu về phổ biến theo các luật khác. Nếu nhìn ở góc độ này thì doanh nghiệp trong nước với ràng buộc nhiều điều kiện kinh doanh ngặt nghèo hơn, như vậy sẽ khó cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp nước ngoài; các kênh truyền hình, công cộng, … sẽ kép hấp dẫn, kém cạnh tranh hơn so với kênh OTT”, ông Hiếu phân tích.

Như vậy, môi trường kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ tồn tại những điều kiện không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

“Tôi kiên trì với khuyến nghị cần rà soát lại để bãi bỏ bới các điều kiện không còn cần thiết, không hợp lý đối với việc phổ biến phim trên các kênh: rạp, công cộng và truyền hình. Tôi không lý giải được tại sao lại quy định khi phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng vừa phải, doanh nghiệp cần cung cấp danh mục phim chiếu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương nơi tổ chức đăng ký kinh doanh,  vừa phải đồng thời thông báo bằng văn bản về nội dung, chương trình chiếu phim cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, ông Hiếu nói.

Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị nghiên cứu để bổ sung quy định về cơ chế nhằm thúc đẩy việc có thời lượng phổ biến phim Việt Nam về suất chiếu, thời lượng hợp lý với đối với hình thức phổ biến phim qua không gian mạng OTT.

 “Cũng có thể nghiên cứu cơ chế thúc đẩy hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước trong cung cấp dịch vụ này. Trường hợp, chưa thể quy định cụ thể trong luật, cần có quy định giao cho Chính phủ tiếp tục nghiên cứu và cụ thể hóa trong nghị định hướng dẫn thi hành Luật”, ông Hiếu nói.

Trước đó, thảo luận tại Hội trường, đại biểu Trần Văn Tiến, Vĩnh Phúc cũng đặt câu hỏi có bình đẳng không khi phổ biến phim tại hệ thống rạp chiếu phim và địa điểm chiếu phim công cộng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phân loại phim; còn đối với phổ biến phim trên không gian mạng thì chủ thể phổ biến phim tự thực hiện phân loại phim.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đoàn TP. HCM đề nghị những quy định về cấp phép kiểm duyệt, kiểm soát, phân loại...  phải bình đẳng giữa điện ảnh trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, đối với các nền tảng OTT cung cấp sản phẩm điện ảnh xuyên biên giới qua các mạng xã hội.

"Tiền kiểm cùng tiền kiểm, hậu kiểm cùng hậu kiểm. Tất nhiên, đối với các nền tảng OTT xuyên biên giới thì cách thức kiểm soát cũng phải phù hợp với điều kiện công nghệ và khoảng cách địa lý, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc bình đẳng với điện ảnh trong nước nếu họ xâm nhập thị trường Việt Nam", đại biểu Nghĩa đặt yêu cầu.

Nếu ngân sách đầu tưtrường quay, cần bộ máy để vận hành tài sản công?

“Luật Điện ảnh sau khi sửa đổi phải tạo khuôn khổ pháp lý vừa bảo đảm quản lý chặt chẽ, nhưng cũng phải khuyến khích thu hút xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư, khuyến khích việc sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật có giá trị về văn hóa, giá trị nhân văn, giá trị giáo dục”, đại biểu Trần Văn Khải, đoàn Hà Nam, bắt đầu phần thảo luận, góp ý Dự thảo Luật Điện ảnh.

Đồng tình với khá nhiều nội dung của Dự thảo, nhưng ông Khải vẫn băn khoăn về quy định dùng ngân sách để xây dựng trường quay hiện đại tại điểm i của khoản 2, Điều 5.

Vì, nếu trường quay đó đầu tư từ ngân sách nhà nước thì tài sản hình thành sau đầu tư là tài sản công. Tài sản công thì phải được quản lý và sử dụng theo quy định pháp luật về tài sản công. Khi tài sản công đã hình thành thì phải có một đơn vị sự nghiệp công, hình thành bộ máy quản lý, con người, chi phí duy trì bộ máy, bảo trì bảo dưỡng...và phát triển nó ngày càng lớn hơn, hiệu quả hơn.

“Thực tế cho thấy, việc này rất khó khả thi do nguồn vốn ngân sách nhà nước của ta rất hạn hẹp, không đủ; Trình tự, thủ tục đầu tư theo luật đầu tư công rất chậm và có nhiều vướng mắc; Năng lực quản lý, khai thác vận hành của bộ máy sự nghiệp công lập thường yếu, thiếu chuyên nghiệp, khó tránh khỏi lãng phí ngân sách và kém hiệu quả”, đại biểu Khải phân tích.

Nhắc tới kinh nghiệm một số nước cũng thực hiện theo chính sách xã hội hóa để có một trường quay tốt và có nguồn thu từ trường quay đó từ rất lâu rồi, cụ thể như tại Trung Quốc, ông Khải đề nghị bổ sung các chính sách để khuyến khích xã hội hóa, huy động các thành phần kinh tế, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện ảnh, đặc biệt là đầu tư trường quay hiện đại kết hợp với du lịch văn hoá đảm bảo tính khả thi của chính sách, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

“Phim trường Hoành Điếm tọa lạc tại thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, được mệnh danh là Hollywood của Phương Đông do ông Từ Văn Ninh là chủ. Ông này bắt đầu xây dựng phim trường Hoành Điếm từ năm 1996 và liên tục mở rộng thêm các công trình mới đến tận bây giờ. Ước tính chi phí xây dựng phim trường Hoành Điếm đến nay vào khoảng 5 tỷ USD. Nhờ có phim trường Hoành Điếm mà vùng nông thôn nghèo của Trung Quốc đã trở thành khu du lịch nổi tiếng...”, đại biểu Khải lấy ví dù và kỳ vọng vào chính sách phát triển điện ảnh của Việt Nam có thể mở ra hướng phát triển này.

Liên quan đến các quy định về đầu tư ngân sách, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi, đoàn Bến Tre cũng cho rằng, chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh và phát triển nguồn nhân lực điện ảnh tại Điều 5 và Điều 6 của Dự thảo luật còn mang tính bao cấp rất cao.

"Đề nghị nên quy định theo hướng phải có sản phẩm cụ thể thì Nhà nước mới đầu tư ngân sách chứ không đầu tư dàn trải, do điện ảnh là hoạt động sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân của người lao động nghệ thuật. Người tham gia phải có năng khiếu và đam mê. Việc Nhà nước bao cấp cũng không đem lại hiệu quả và không kích thích lao động sáng tạo", đại biểu giải thích.

Do đó, chỉ nên có chính sách khuyến khích, không nên có quá nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi. Chính sách cần hướng đến sản phẩm đầu ra, không nên bao cấp đầu vào, trong khi sản phẩm đầu ra chưa biết chất lượng như thế nào.

World Cup
上一篇:Ray Tomlinson
下一篇:Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ