【dự đoán thành phố hôm nay】Sách giáo khoa lớp 1 bị chê "sạn": Đang chờ thẩm định lại!
Dồn việc lên vai giáo viên | |
"Cánh diều" là bộ sách giáo khoa lớp 1 đầu tiên được xã hội hóa | |
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố 32 danh mục sách giáo khoa lớp 1 mới | |
Ngày 22/11,sạndự đoán thành phố hôm nay Bộ Giáo dục sẽ công bố các bộ sách giáo khoa lớp 1 mới |
Bộ sách giáo khoa lớp 1 gây nhiều tranh cãi. |
Trước yêu cầu của Bộ GD&ĐT về việc việc rà soát, báo cáo nội dung sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1, nhiều chuyên gia cho rằng không nên để hội đồng thẩm định cũ tiến hành công tác rà soát, thẩm định mà nên thành lập một hội đồng thẩm định độc lập khác.
Theo GS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới đáng lẽ ra phải đưa vào thực nghiệm ít nhất 1 năm trước khi đưa vào giảng dạy phổ cập. Trong quá trình thí điểm nếu thấy chưa phù hợp sẽ điều chỉnh, bổ sung. Trong trường hợp xấu là sách cần phải chỉnh sửa, bổ sung thì cũng chỉ ảnh hưởng trong 1 phạm vi nhỏ.
Để khắc phục những hạn chế đang tồn tại theo GS. Trần Xuân Nhĩ, Bộ GD&ĐT cần sớm điều chỉnh cho phù hợp. Việc dừng lại hay thay thế sách giáo khoa ở thời điểm này là không phù hợp vì ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của học sinh. Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận bộ sách giáo khoa mới cũng có những ưu điểm nhất định.
Với câu về cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm cho bộ sách giáo khoa lớp 1, chuyên gia này cho hay, Hội đồng thẩm định sách giáo khoa phải chịu trách nhiệm chính và cần phải có những động thái nhất định để sửa chữa, khắc phục.
Trong lúc chờ đợi, Bộ GD&ĐT có thể ban hành các văn bản hướng dẫn các trường cụ thể các nội dung trong sách bị phản ánh là chưa hợp lý.
Với góc nhìn khác quan điểm của GS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, khi đã rà soát, thẩm định lại không thể dùng hội đồng cũ, bắt buộc phải thành lập một hội đồng thẩm định khác với những thành viên mới.
Theo đó, sau khi đã rà soát xong nội dung trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 đối chiếu với những nội dung mà hội đồng thẩm định hiện tại đã thực hiện, nếu có phát hiện sai sót thì cần phải nghiêm túc xử lý.
“Trường hợp tác giả không sửa thì phải thay sách Tiếng Việt của bộ sách giáo khoa khác”, chuyên gia này bày tỏ quan điểm.
GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên kiêm chủ biên cuốn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách giáo khoa Cánh diều cho rằng, cả 5 bộ sách mới đều đã qua dạy thực nghiệm, trình hồ sơ thực nghiệm ra Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.
Trước đó, có thực nghiệm để đánh giá tác động bằng nhiều hình thức: Biên soạn, dạy thực nghiệm, lấy ý kiến giáo viên và chuyên gia, lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước và nhân dân. Riêng bộ Cánh diều, khi đưa sách đi dạy thực nghiệm hai năm liền, từ bài 1 đến bài cuối cùng, nhóm tác giả nhận nhiều góp ý của các giáo viên đứng lớp.
Về vấn đề thẩm định lại sách giáo khoa theo GS. Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, thực hiện yêu cầu của Bộ GD&ĐT về việc rà soát, thẩm định lại bộ sách giáo khoa, từ ngày 12/10 Hội đồng thẩm định đã làm việc và sau khi có kết quả, sẽ thông tin chính thức tới dư luận vào cuối năm học.
Trước đó, tại cuộc họp ở trụ sở Chính phủ vào chiều 12/10 về việc xử lý các ý kiến về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận bản thân ông chịu trách nhiệm về sách giáo khoa và chương trình.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nhạ không phải là người có chuyên môn sâu, theo quy định thì Hội đồng thẩm định sẽ giúp cho Bộ trưởng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay ông đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình, quy định.
Được biết, năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 bắt đầu học chương trình giáo dục phổ thông mới và sách giáo khoa mới. Có 5 bộ sách được Bộ GD&ĐT phê duyệt, trong đó 4 bộ Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Kết nối tri thức với cuộc sống, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn.
Bộ Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM biên soạn.
Tuy nhiên, sau một tháng đưa sách mới vào sử dụng, nhiều phụ huynh, giáo viên đánh giá việc dạy, học môn Tiếng Việt khá nặng so với chương trình cũ. Theo đó, thời gian học tại lớp tăng, về nhà trẻ cũng phải tập đọc và viết nhiều gây mệt mỏi, áp lực. Chưa kể, một số phụ huynh cho rằng, sách quá nhiều chữ, dùng từ địa phương, các yêu cầu không phù hợp với trẻ mới vào lớp 1.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- ·Huyện Phụng Hiệp: Nông dân chuyển đổi gần 120ha mía sang trồng tràm
- ·Nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu đạt thấp
- ·Phát triển kinh tế tuần hoàn
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Huyện Phụng Hiệp: Phấn đấu xây dựng thêm 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
- ·Thị trường hoa tươi đa dạng dịp 20
- ·Sẽ chuyển đổi nhiều diện tích mía, cây trồng kém hiệu quả
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Vú sữa đầu vụ có giá từ 21.000
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Thực hiện tốt công tác giải ngân
- ·Giá ngư cụ đánh bắt cá tăng nhẹ
- ·Đưa 15 sản phẩm, nông sản Hậu Giang vào siêu thị
- ·Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- ·Diện tích nuôi thủy sản đạt khoảng 7.990ha
- ·Kích hoạt phương án dự trữ hàng hóa theo 5 cấp độ
- ·Những trường hợp người nộp thuế cần biết
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Đầu tư dự án khu nhà ở xã hội tại thành phố Ngã Bảy