【kết quả vô địch quốc gia brazil】Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên cần được thống nhất
Biểu diễn ca Huế tại lễ đón bằng công nhận ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Minh Hiền |
Chúng tôi vẫn được nghe các nghệ nhân và diễn viên hát lý Giao duyên với lời cũ như sau:
Gặp nhau đây
Mới buổi đầu trăng gió
Xin hỏi cô một lời (2 lần)
Cô đã có chồng chưa?ếvàdâncaBìnhTrịThiêncầnđượcthốngnhấkết quả vô địch quốc gia brazil
Xin hỏi cô một lời
Cô đã có chồng chưa?
Một số sách cũng viết lời lý Giao DuyênBình Trị Thiên như vậy. Quá trình tìm hiểu dân ca nhạc cổ quê hương, tôi cứ ngờ ngợ. Vẫn biết rằng câu lý này từ miền Bắc truyền vào. Người miền Bắc gọi các cô gái là “cô”. Cách tỏ tình mạnh bạo, “mới buổi đầu trăng gió” mà đã hỏi thẳng: “Cô đã có chồng chưa?”, là cách tỏ tình có phần khiếm nhã, thô mộc khi vào xứ Huế vẫn giữ nguyên như vậy sao? Cũng vùng đất Thuận Hóa, có câu tục ngữ rất hay: “Nhất chặt tre, nhì ve gái” kia mà! Và còn biết bao câu ca dao nói lên cách tỏ tình vừa tha thiết, vừa kín đáo đến nao lòng khi người con trai giáp mặt người yêu. Ví như:
Ngó em như ngó mặt trời
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao!
Có lẽ nào câu hát Giao duyên từ miền Bắc du nhập, qua thời gian không có một lời khác hay hơn sao. Rồi, tôi lại được đọc một văn bản khác của lý Giao duyên Bình Trị Thiên, vẫn là cách xưng hô của miền Bắc (từ “cô”) nhưng câu hỏi đã khác:
Xin hỏi cô một lời
Nàng đã có nơi chưa?
Lại có bản ghi người con trai hỏi một cách trống không:
Gặp nhau đây
Mới buổi đầu trăng gió
Xin hỏi một lời
Đã có nơi chưa?
Thật nhẹ nhõm, “Xin hỏi một lời/ Đã có nơi chưa?”. Có thế chứ! Câu hỏi thật tế nhị, vừa đậm đà ý vị lời ăn tiếng nói của quê hương…
Một trường hợp khác, đó là tiếng đệm hò hụi của Bình Trị Thiên. Các diễn viên hiện nay vẫn thường hát tiếng đệm (lời xô) là:
Bơ hò bơ hụi
Hết hụi (ta) hò khoan
là hù là khoan!
Vì sao mới vào hò hụi mà lời xô lại “hết hụi”? Mặt khác, thông thường hò khoan xong, thì tác giả lời ca viết lời hò hụi để kết thúc tiết mục, vậy sao lại “hết hụi ta hò khoan”. Qua tìm hiểu, đối chiếu các văn bản, thì thắc mắc trên được giải đáp rõ ràng và đơn giản. Đó là không biết tự bao giờ từ “hát hụi” lại hát thành “hết hụi”! Hát đúng tiếng đệm phải là:
Bơ hò bơ hụi
Bơ hò hụi
Hát hụi (ta) hò khoan
là hù là khoan!
Vậy là “Hát hụi” chứ không thể “Hết hụi”. Do đó, xin đề nghị hát đúng lời “xô”, nếu không sẽ vô nghĩa, dù chỉ là tiếng đệm.
Một trường hợp nữa mà theo chúng tôi cũng cần được lưu ý, đó là lời ca Nam Bình “Tình phân ly” viết về cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân với vua Champa đầu thế kỷ XIV. Bài Nam Bình “Tình phân ly” của ông Võ Chuẩn. Ông quê ở Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, từng giữ chức Tổng đốc Nghệ An, sáng tác lời ca này vào khoảng những năm 1930 – 1940. Xin nói về ba từ trong văn bản bài Nam Bình nổi tiếng này. Có người hát:
Độ xuân thì
Số lao đao hay là duyên nợ gì.
một bản khác:
Độ xuân thì
Cái lương duyên hay là nợ duyên gì.
Rõ ràng, “Số lao đao” hạ thấp ý nghĩa lớn lao về sự kiện công chúa Huyền Trân kết duyên cùng vua Champa. Mong sao khi truyền dạy, biểu diễn, in ấn, ba từ “Số lao đao” thay bằng “Cái lương duyên”.
Báo Nhân Dân hàng tháng số 61 tháng 5/2002 trang 13 có: “Hò Huế, thú vui tao nhã”. Với đầu đề ấy, ta không thể đồng ý với tác giả, bởi tuyệt đại đa số các làn điệu hò Huế đều gắn với lao động sản xuất, không thể nói nó là một “thú vui tao nhã”. Bài báo cũng làm cho người đọc hiểu nhầm về ca Huế khi viết: “Hò Huế, hay còn gọi là Ca Huế là một bộ môn nghệ thuật (…)”. Sách Âm nhạc cung đình triều Nguyễn, Nhà xuất bản Thuận Hóa, năm 1997 – trang 164, viết: “Ngoài các bài bản trên, ca Huế còn gồm cả những bài hò, bài lý trong dân ca miền Trung như lý Tình tang, hò mái nhì”. Như vậy, theo các tác giả thì ngoài các bài bản như vẫn hiểu lâu nay, ca Huế còn bao gồm các điệu của hò và các làn điệu lý của Bình Trị Thiên (còn gọi là lý Huế). Thật là một sự nhầm lẫn không đáng có khi cho rằng các làn điệu hò Huế, lý Huế cũng là ca Huế! Xét về nguồn gốc, thời gian ra đời, nội dung phản ánh, hình thức thơ – ca, khúc thức – âm nhạc, hình thức diễn xướng… chúng là ba loại hình riêng biệt.
Thuật ngữ ca Huế được hiểu là những bài hát xuất phát từ kinh đô Huế khoảng từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, (nhạc có trước, lời sáng tác sau) hình thành nên từ tinh hoa của các làn điệu dân ca và âm nhạc bác học (âm nhạc cung đình, cửa quyền…). Ca Huế là đỉnh cao của lối diễn xướng đơn lẻ trong kho tàng nhạc cổ dân tộc. Về lời, ca Huế nói chung chia thành nhiều đoạn (còn gọi là trổ, sáp); mỗi trổ, mỗi vần (khác với hò Huế và lý Huế làn điệu dựa trên ca dao với thể thơ dân tộc chủ yếu là lục bát, song thất lục bát). Lời của bài ca Huế như một bài thơ tự do, câu ngắn, câu dài tùy theo nhạc. Các bài bản ca Huế độc lập, hoàn chỉnh, nhưng có khi trở thành một tổ hợp (như 10 bản tấu, còn gọi là Thập thủ liên hoàn).
Nhân đây cũng đề nghị viết, gọi đúng điệu Phẩm Tuyết trong Thập thủ liên hoàn. Mười bản trong thập thủ liên hoàn xếp theo thứ tự như sau: Phẩm Tuyết, Nguyên Tiêu, Hồ Quảng, Liên Hoàn, Bình Bản, Tây Mai, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ, Tẩu Mã. Tuy nhiên nhiều người gọi, viết điệu Phẩm Tuyết thành Phẩm Tiết là không đúng. Nghĩa một số điệu trong Thập thủ liên hoàn như sau: Phẩm Tuyết là tả những bông tuyết (ca Huế ngày trước vẫn thường ngâm vịnh cảnh đẹp thiên nhiên “vân, hoa, tuyết, nguyệt”); Nguyên Tiêu - nói về Tết Nguyên Tiêu – rằm Tháng Giêng; Tây Mai nói hoa mơ ở phía Tây ngôi nhà… “Vân, hoa, tuyết, nguyệt” là cách nói tượng trưng về cảnh đẹp thiên nhiên mà thôi. Theo nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh, vua Tự Đức yêu cầu các bài bản tên Nôm phải dịch ra chữ Hán, hoặc lấy tên chữ Hán và thực tế kẻ sỹ cũng đã làm như vậy. Các điệu lý Huế cũng có hiện tượng này. Những điệu lý Chuồn Chuồn, Con Sáo, Trăm Hoa… có thêm những “tên chữ”: Tiểu Khúc, Giang Nam, Tử Vi… Như vậy gọi đúng, viết đúng phải là điệu Phẩm Tuyết chứ không phải là Phẩm Tiết
Quả là qua thời gian tìm hiểu, chúng ta càng hiểu thêm, yêu thêm ca Huế và dân ca quê hương.
下一篇:Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
相关文章:
- Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- Tỷ phú Qatar tăng giá mua MU, 'cú đấm' quyết định
- Tin chuyển nhượng 4/6: MU ám ảnh Harry Kane, ra chiêu ký Declan Rice
- Tăng kiến thức về kiểm kê và báo cáo khí nhà kính cho doanh nghiệp niêm yết
- Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững
- Hải quan Hải Phòng phấn đấu thu 59.000 tỷ đồng
- Lịch thi đấu vòng 8 V
- Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- Hơn 5 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư xây dựng Trường tiểu học Quảng Công
相关推荐:
- Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- Cơ hội cho doanh nghiệp, trái chủ có thêm thời gian và lựa chọn để thanh toán nợ trái phiếu
- Tuyển nữ Việt Nam tập trung cho World Cup: Chương Thị Kiều trở lại
- Kết quả bóng đá Fiorentina 2
- Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- Triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội
- Pep Guardiola làm dậy sóng thị trường chuyển nhượng
- Erik ten Hag tự tin cùng MU đả bại Man City giành Cúp FA
- Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- Việt Nam phát biểu tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
- Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Neom SC, 19h25 ngày 6/1: Cửa dưới thất thế
- Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động