Nguyệt Minh hy vọng đề án sẽ thành hiện thực trong tương lai để quảng bá văn hóa,ôgáiHuếnặnglòngvớilànghoagiấyThanhTiêvdqg romania du lịch Huế
Đề án không chỉ là đề tài tốt nghiệp được đánh giá xuất sắc mà còn dành được giải ba-giải thưởng Loa Thành vào cuối năm 2020 do Tổng Hội xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Xây dựng phối hợp tổ chức.
Rất ngắn gọn với tên đề án “Không gian văn hoá Thanh Tiên”, Phan Thị Nguyệt Minh, cựu sinh viên Khoa Kiến trúc, Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế) đã đem tất cả ấp ủ, tâm huyết với hy vọng làng nghề truyền thống nổi tiếng Huế sẽ đi xa hơn, được nhiều người biết đến hơn.
Vừa tốt nghiệp, Nguyệt Minh đang tất bận với công việc riêng của mình. Ấy vậy khi nhắc đến đề án đem lại giải thưởng ấy cô vẫn không quên thể quên được cảm giác khi được sướng tên trong danh sách đạt giải. “Hoa giấy Thanh Tiên là một nghề thủ công xuất hiện từ rất sớm, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian, ăn sâu vào tiềm thức của con người Huế. Nhưng nghề ấy đang ngày càng thất truyền do biến đổi của xã hội hiện đại”, Minh kể về động lực để thôi thúc cô thực hiện đề án.
Rất nhiều lần về làng quê hạ nguồn sông Hương này để thăm thú, vui chơi, để rồi những nhánh hoa giấy rất đẹp ấy như đã hớp hồn Minh. Cô dành thời gian trò chuyện với người dân làm nghề, lục lại tài liệu để tìm hiểu về nguồn gốc, sử liệu và càng thêm yêu hơn khi biết những giá trị của hoa giấy. Tất cả đã thôi thúc cô làm một điều gì đó, để bảo tồn, phát triển làng hoa giấy trước nguy cơ thất truyền và xa hơn để nhiều người biết đến loại hình văn hoá của Huế.
Minh cho biết, “Không gian văn hóa Thanh Tiên” là công trình có chức năng phức hợp phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và quảng bá văn hóa tại làng Thanh Tiên. Ở đó sẽ bao gồm các không gian triển lãm và giao lưu văn hóa. Một khi không gian này ra đời, hy vọng tạo được công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, nghệ nhân tham gia. “Nhưng xa hơn, điều mình muốn hướng đến là phát huy lâu dài các giá trị của làng nghề, rồi quảng bá văn hoá, mang lại lợi ích kinh tế cho tỉnh. Tất nhiên, trong đó có nâng cao chất lượng dịch vụ, thúc đẩy phát triển du lịch, trở thành điểm đến hấp dẫn và phục vụ công tác nghiên cứu”, Minh kỳ vọng.
Theo đề án, nơi Minh chọn đặt không gian đó là một cù lao rộng lớn nằm giữa sông Hương. Bởi theo cô, chỉ có ở đó mới có sự hòa hợp giữa cấu trúc nhân tạo và cấu trúc tự nhiên, giúp kiến trúc công trình có thể tác động đến sự hiện diện của bối cảnh.
Đặc biệt, ý tưởng kiến trúc của đề án bám vào hình mẫu của những bông hoa giấy. Tất cả những họa tiết của hoa giấy cũng sẽ được cách điệu tượng trưng với đường nét uyển chuyển của 8 bông truyền thống ngũ sắc…
Xuyên suốt bên trong không gian sẽ có tuyến cầu đi bộ, dẫn dắt người tham quan đi qua từng phòng chức năng với vật dụng trang trí chủ đạo là các chiếc thuyền, như cách giúp du khách cảm nhận được sự hiện hữu của những chuyến thuyền chở hoa lên phố. Các gam màu Minh sử dụng cho không gian này là màu trung tính, nâu và vàng bên cạnh sự kết hợp chất liệu như gỗ, tre, nứa để tạo sự ấm cúng, gần gũi.
“Những gì xuất hiện trong không gian được đan cài ngẫu nhiên nhưng có sự tính toán. Ở đó, người tham quan có thể chọn bất kỳ hoạt động nào, với mục đích đem đến sự trải nghiệm thú vị, kích thích sự tò mò, trí tưởng tượng, sáng tạo... của người xem”, Minh chia sẻ.
Bài, ảnh: NHẬT MINH