Chỉ số sản xuất công nghiệp chuyển biến rõ nét
Theảnxuấtcôngnghiệpphụchồinhântốquantrọngthúcđẩykinhtếnăket qua giai hang nhato Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc ngay sau khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 (Nghị quyết số 128) của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước.
Sản xuất công nghiệp tăng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế |
Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020 (quý I tăng 6,44%; quý II tăng 11,18%; quý III giảm 4,4%; quý IV tăng 6,52%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37% đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.
Đáng chú ý, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 6,21% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 5,7% và khí đốt tự nhiên giảm 19,4%), làm giảm 0,23 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Chỉ số sản xuất năm 2021 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp 2 tăng cao so với năm trước bao gồm: Kim loại tăng 22,1%; xe có động cơ tăng 10,2%; sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9,6%; khai thác than cứng và than non tăng 9%; dệt tăng 8,3%; than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 8,1%; sản xuất trang phục tăng 7,6%.
Đặc biệt, về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2021, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với số vốn đăng ký đạt 7,25 tỷ USD, chiếm 47,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 14,60 tỷ USD, chiếm 60,2% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau khi Chính phủ ban hành và triển khai Nghị quyết số 128 nhiều tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước đã xây dựng và triển khai kế hoạch an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid -19 để từng bước phục hồi, phát triển kinh tế trong trạng thái mới.
Cụ thể, hoạt động sản xuất, nhất là tại các tỉnh, thành phố tập trung phần lớn các hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng của cả nước như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội... đã có những chuyển biến tích cực. Tại hầu hết các địa phương, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, sản xuất đã khôi phục trở lại, các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất để kịp giao hàng theo các hợp đồng đã ký kết.
Tăng tốc các giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp
Để tăng tốc phát triển sản xuất công nghiệp trong năm 2022, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục triển khai khẩn trương, quyết liệt, thống nhất từ Trung ương đến địa phương các nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128. Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án công nghiệp quan trọng; hỗ trợ tối đa các nhà máy duy trì và khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng. “Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công lớn, đặc biệt là các dự án về năng lượng, hạ tầng phát triển ngành nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, giao thương của nền kinh tế cũng như phát triển thị trường cho một số ngành sản xuất chủ lực như thép, cơ khí, vật liệu xây dựng, ô tô…”- Bộ Công Thương nêu rõ.
Triển khai hiệu quả các giải pháp của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân (như các hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tín dụng, tiền tệ, an sinh xã hội, giảm các chi phí chống dịch, hỗ trợ tuyển dụng lao động…) nhằm giúp các doanh nghiệp từng bước khôi phục các nguồn lực về tài chính và lao động phục vụ cho sản xuất.
Bộ Công Thương cũng khẳng định, cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam. Rà soát cơ chế, chính sách tác động đến công nghiệp của từng ngành, sản phẩm. Từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu để hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa. Quan trong phải phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị đứt gãy, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế.
Trên cơ sở đó, cần phát triển các ngành công nghiệp nền tảng như cơ khí, thép, thiết bị điện…; một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như dệt may, da giày, điện tử… Trong đó có chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt theo quy định của Luật Đầu tư để hình thành các dự án lớn, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, chuyển giao và làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo. Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng theo hướng lựa chọn các nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ cần ưu tiên phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của từng giai đoạn phục vụ sản xuất công nghiệp để tăng cường khả năng tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.
Riêng đối với ngành điện tử trong năm 2022, Bộ Công Thương cũng lưu ý, sớm nghiên cứu, hoàn thiện quy định cụ thể về hàng hóa có xuất xứ Việt Nam (made in Vietnam) nhằm tạo điều kiện để các thương hiệu điện tử trong nước tạo được niềm tin với người tiêu dùng. Tăng cường các biện pháp bảo vệ thị trường điện – điện tử tiêu dùng nội địa (như thuế phòng vệ, hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, hàng giả và hàng nhâp lậu…). Đồng thời tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp triển vọng phát triển thương hiệu (như BKAV, Asanzo...). Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ hoạt động lắp ráp của Samsung tại Việt Nam; phối hợp với Samsung xây dựng hệ thống nhà cung ứng nội địa cung cấp cho hoạt động lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh.
Năm 2022, Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển công nghiệp; rà soát, cải cách cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển công nghiệp; điều chỉnh cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ, đặc biệt là tăng cường liên kết giữa các địa phương trong phát triển công nghiệp, hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp theo lợi thế của các địa phương. |