【ket qua vo dich quoc gia duc】Tình hình Biển Đông ngày 16/10: Đức ủng hộ lập trường của Việt Nam về Biển Đông
TheìnhhìnhBiểnĐôngngàyĐứcủnghộlậptrườngcủaViệtNamvềBiểnĐôket qua vo dich quoc gia duco những tin tức mới nhất trên báo chí, vào hôm qua ngày 15/10, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiến hành thảo luận, thống nhất nhiều phương hướng hợp tác và biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức phát triển hiệu quả và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới cũng như dành thời gian trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Hai nhà lãnh đạo cho rằng việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông phải bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
Tình hình Biển Đông ngày 16/10: Đức ủng hộ cách làm của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông. Ảnh minh họa
Phát biểu trong hội đàm về câu hỏi Việt Nam có kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế hay không, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Do đó, cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Việt nam sẽ bằng mọi biện pháp để bảo vệ độc lập chủ quyền của mình theo đúng luật pháp quốc tế. Đồng thời, Thủ tướng cũng cho rằng biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, tiến bộ mà cả thế giới, cả nhân loại đều ủng hộ.
Nhận định về điều này, Thủ tướng Đức Angela Markel cũng nêu rõ quan điểm Đức ủng hộ lập trường của Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và coi đây là phương thức hiệu quả để giải quyết các khác biệt.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh: “Đức rất quan tâm có một con đường hàng hải tự do và an toàn. Chính vì vậy chúng tôi thường xuyên nói về vấn đề này trong phạm vi song phương và tại khu vực Liên minh châu Âu, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đề cập đến vấn đề này. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các bên giải quyết căng thẳng bằng biện pháp hòa bình và các quốc gia thực thi đúng các cam kết quốc tế của mình."
Thêm vào đó, Thủ tướng Angela Merkel khẳng định, không chỉ có Đức mà nhiều nước khác trong Liên minh châu Âu chắc chắn sẽ trao đổi vấn đề này tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 10 để tạo được con đường hàng hải tự do, an ninh, an toàn...
Tình hình Biển Đông ngày 16/10: Những hành động gây hấn của Trung Quốc luôn bị chỉ trích nặng nề. Ảnh minh họa
Trong một diễn biến khác, mới đây Đài Tiếng nói Nước Nga bản tiếng Trung Quốc đã dẫn lời học giả Gennady Yevstafyev cho hay, từ những bức ảnh Bắc Kinh công bố về đường băng mới mở rộng (bất hợp pháp) trên đảo Phú Lâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ các năm 1956, 1974 đến nay), rất có khả năng Trung Nam Hải sẽ bố trí chiến đấu cơ trên khu vực này.
Mặt khác, giới phân tích quân sự nhận định, có khả năng Bắc Kinh không chỉ dừng lại ở việc cải tạo nối dài sân bay trên đảo Phú Lâm. Các hoạt động xây dựng (bất hợp pháp) trên đảo này vẫn đang tiếp tục, bao gồm cầu cảng quân sự và các công trình cơ sở hạ tầng khác. Những dấu hiệu này cho thấy, Trung Nam Hải có thể biến Phú Lâm thành một căn cứ tổ hợp cho hải - không quân Trung Quốc.
Trước đó, truyền thông trong và ngoài Trung Quốc cũng đưa tin Bắc Kinh triển khai cải tạo (bất hợp pháp), biến đá thành đảo ở đá Chữ Thập, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988) và hoạt động cải tạo này đang được tăng tốc gần đây. Đá Chữ Thập nằm cách bờ biển Việt Nam 250 hải lý, đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng có diện tích gấp đôi đảo Diego Garcia mà Mỹ đặt căn cứ quân sự trên Ấn Độ Dương.
Học giả Yevstafyev nhận xét, trong tương lai Trung Quốc sẽ đặt một căn cứ quân sự mạnh tại đá Chữ Thập, mục đích để nhằm thiết lập cái gọi là vùng nhận dạng phòng không, điều Bắc Kinh đã làm ở Hoa Đông tháng 11 năm ngoái. Được biết các nhà ãnh đạo Trung Quốc từng nói sẽ biến nước này thành cường quốc về biển và việc tăng cường sự hiện diện quân sự trên tuyến hàng hải huyết mạch ở Biển Đông là để phục vụ cho mục tiêu này.
Tình hình Biển Đông ngày 16/10: Quan hệ Việt – Trung căng thẳng vì yêu sách chủ quyền vô lý của Bắc Kinh. Ảnh minh họa
Rõ ràng là, hành động khiêu khích này của Trung Quốc đã và đang vấp phải sự phản đối của các quốc gia trong khu vực, đầu tiên là Việt Nam. Học giả Yevstafyev cho rằng, căng thẳng Trung - Việt trên Biển Đông sẽ đe dọa nghiêm trọng sự ổn định của khu vực, vấn đề là con đường đối đầu giữa 2 nước trên Biển Đông sẽ còn rất dài.
Mặc dù vậy, học giả Yevstafyev nhấn mạnh, tạm thời chưa thấy dấu hiệu cục diện ở Hoàng Sa có thể biến thành một cuộc đối đầu quân sự. Ngày nay Trung Quốc không để mình rơi vào 2 tranh chấp lãnh thổ cùng một lúc, gồm Biển Đông và biển Hoa Đông. Cần đặc biệt chú ý rằng, Mỹ sẽ đứng về phía các nước đối thủ của Trung Quốc.Theo vị chuyên gia này, tranh chấp Biển Đông và Hoa Đông sẽ tiếp tục tình trạng lúc căng, lúc chùng và tạm thời rất có khả năng thỉnh thoảng Trung Quốc lại lặp lại vụ giàn khoan Hải Dương 981 để khẳng định cái gọi là sự hiện diện của họ về mặt kinh tế trên các vùng biển. Điều quan trọng là các hoạt động này không mang màu sắc quân sự.
Về vai trò của Nga, Yevstavfyev cho rằng, Moscow không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông nên không có bất cứ lập trường đặc biệt nào. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov đã tuyên bố, Moscow cho rằng bất cứ bên thứ 3 nào can thiệp vào vấn đề tranh chấp ở Biển Đông cũng nên mang tính xây dựng.
Minh Thùy
(tổng hợp từ Tiền Phong, Giáo Dục)
Tình hình Biển Đông ngày 11/10: Học giả Trung Quốc buộc tội Mỹ làm loạn ở biển Đông
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/50b792287.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。