发布时间:2025-01-25 18:08:46 来源:88Point 作者:Thể thao
Ảnh minh họa
Việc hàng nhái có mặt ở khắp nơi không chỉ gây thiệt hại cho nhà sản xuất,áitừsonmôiđếnxemáliịch thi đấu bóng đá hôm nay người tiêu dùng (NTD) mà còn làm giảm sút uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại…
Loạn hàng nhái…
Những nhãn hiệu hàng hóa bị nhái nhiều nhất ở Việt Nam chính là các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Ở lĩnh vực thời trang là Gucci, Boss, Lacoste, Versace, D&G… ; lĩnh vực hàng tiêu dùng là Nationa, Sony, Samsung…; lĩnh vực cơ khí chính xác như các loại đồng hồ là Rolex, Omega, Phipip Patek… Có thể nói các sản phẩm “thượng vàng, hạ cám” đều có thể bị làm nhái, làm giả nếu sản phẩm đó được NTD ưa chuộng.
Bắt đầu từ các chợ truyền thống ở khu vực ngoại thành Hà Nội như Hà Đông, Yên Xá, Gia Lâm… Ở trong những khu chợ này sản phẩm nhái nhiều nhất là hàng may mặc. NTD không khó để mua quần áo, giày dép mang nhãn mác Adidas, Nike, Boss, Gucci với giá chỉ từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng.
Tại khu bán quần áo trong chợ Hà Đông, người phụ nữ bán hàng tên Liên nói lấp lửng: “Mấy cái áo Adidas này chị không biết là hàng nhái hay hàng xịn nhưng chồng chị dùng mấy năm rồi vẫn không phai màu, không rách, cổ áo vẫn đứng. Chị nghĩ nếu là hàng nhái thì khó có các tiêu chuẩn đó. Mà bây giờ hàng gì chả có xuất xứ từ Trung Quốc”. Nói thế nhưng chiếc áo gió chị ra giá chỉ hơn 300.000 đồng trong khi áo cùng loại bán trong các cửa hàng Adidas là hơn 2 triệu đồng.
Cũng trong chợ Hà Đông, tại khu bán giày dép, giá một đôi giày da nhãn hiệu D&G được ra giá 450.000 đồng; một đôi giày tương tự có nhãn Boss được niêm yết giá 500.000 đồng; một dây lưng da hiệu Gucci giá 350.000 đồng… Khi hỏi về xuất xứ các sản phẩm này, có người bán hàng nói thẳng “hàng Tàu đấy” nhưng cũng có chủ hàng khẳng định như đinh đóng cột “đây là hàng chính hãng nhưng có lỗi tí chút được công nhân đẩy ra ngoài”?! Tuy nhiên, khi hỏi về cam kết hàng chính hãng thì hầu như những người bán hàng đều có chung một câu trả lời: “Nơi bọn em nhập hàng nói thế, lời lãi bao nhiêu mà cam kết anh ơi. Thuận mua vừa bán, anh lăn tăn thì cứ đi tham khảo”.
Lướt một lượt trong siêu thị BigC trên phố Trần Duy Hưng, PV cũng không khó để phát hiện ra những sản phẩm “nhái” bày trên kệ. Đó là đồng hồ, kính, nước hoa “nhái” các nhãn hiệu “khủng” tại tầng hai. Tại đây những chiếc đồng hồ mang nhãn Rolex, Omega được bán với giá từ hơn 1 triệu đồng đến hơn 3 triệu đồng; kính Cartier được bán với giá 2.200.000 đồng; nước hoa Gucci giá dưới 1 triệu đồng… Với mức giá này hầu hết những người từng mua hàng hiệu đều biết rằng đây là hàng nhái. Anh Nguyễn Văn Hải, ở phố Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy nhận xét: “Đồng hồ Rolex xịn loại rẻ nhất cũng khoảng 200 triệu đồng; kính Cartier xịn khoảng 16 triệu đồng… Với mức giá các gian hàng đang bán thì không cần xem cũng biết là hàng nhái. Sao người ta công khai thế nhỉ?”.
Cơ quan chức năng… bất lực?
Cách đây chưa lâu ngay tại Hà Nội những cái tên nổi tiếng như Honda, Yamaha cũng từng bị “nhái”. Xe máy nhập từ Trung Quốc nhái kiểu dáng y nguyên xe máy Nhật, nhãn mác cũng lập lờ để đánh lừa NTD như Hongda, Hondaz… Tuy nhiên, những sản phẩm này đang dần “mất tích” ở Hà Nội vì các hãng Honda, Yamaha phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng làm rất chặt.
Đó là câu chuyện của những thương hiệu hàng hóa rất quan tâm đến lĩnh vực bảo vệ bản quyền và có chi nhánh hoặc cơ quan đại diện tại Việt Nam. Các thương hiệu khác như Adidas, Nike… dù có mặt ở Việt Nam rất lâu và có cả một hệ thống cửa hàng chuyên bán và giới thiệu sản phẩm trên khắp toàn quốc nhưng dường như không quá mặn mà với câu chuyện chống hàng xâm phạm bản quyền, kiểu dáng, thương hiệu. Chính vì thế các sản phẩm “nhái” các thương hiệu này mới tràn ngập thị trường.
Bàn về tình trạng hàng nhái thoải mái lưu thông tại thị trường Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng nhái theo đúng tinh thần đã cam kết khi tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới thì không có chuyện hàng giả tràn lan từ chợ cóc đến trung tâm thương mại. Pháp luật Việt Nam cũng cấm các hành vi sản xuất, buôn bán hàng nhái nhưng các cơ quan quản lý, xử lý cũng không mặn mà gì với việc chống hàng nhái vì ngại “đánh vào người buôn bán nhỏ”, ngại các thủ tục rườm rà khi giám định hàng thật, hàng nhái, thậm chí là ngại các chủ hàng có… “quan hệ”. Hơn nữa, nhiều người Việt Nam vẫn thích dùng hàng nhái vì rẻ, đẹp mà vẫn… oai?!
Luật sư Vũ Lợi, GĐ Cty luật Hòa Lợi cho rằng: “Việc vi phạm kiểu dáng, nhãn hiệu ở Việt Nam rất nghiêm trọng. Khác với một số nước trong khu vực, hàng nhái chỉ bán lén lút, bán ở những nơi xa trung tâm. Còn ở Việt Nam, hàng nhái bán ngay trong một số trung tâm thương mại lớn. Tôi cho rằng, để khuyến khích sản xuất trong nước, để chống thất thoát thuế và đảm bảo quyền lợi của NTD Việt Nam cần kiên quyết bắt giữ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng nhái, hàng giả. Thậm chí chúng ta cần quy trách nhiệm, kỷ luật những lãnh đạo để hàng nhái xuất hiện nhiều trong địa bàn, lĩnh vực mình quản lý…”. |
Theo PLXH
Hàng nhái “made in China” tung hoành chợ “ảo”相关文章
随便看看