【keonhacai trực tiếp hôm nay】Đức xem xét lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel của Tòa án Hình sự Quốc tế
Người phát ngôn của chính phủ Đức cho biết,ĐứcxemxétlệnhbắtgiữThủtướngIsraelcủaTòaánHìnhsựQuốctếkeonhacai trực tiếp hôm nay Berlin đang xem xét việc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế.
Theo RT, Đức vẫn đang cân nhắc có nên tuân thủ các cam kết với Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) về việc bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hay không. Lệnh bắt giữ lãnh đạo Israel đối với Berlin chưa phải là vấn đề quá cấp bách, bởi ông Netanyahu chưa có kế hoạch thăm Đức trong thời gian tới.
Bình luận về lệnh truy nã của ICC, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói Berlin có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp của Đức, châu Âu và cả quốc tế.
Cũng theo bà Baerbock, Đức vẫn đang xem xét liệu lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel có phù hợp với các cơ sở pháp lý của nước này cũng như thông lệ quốc tế hay không.
Ngày 21/11, ICC đưa ra thông báo truy nã ông Netanyahu và một số lãnh đạo phong trào Hamas về các tội ác chiến tranh cũng như tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
Israel và một số đồng minh, bao gồm cả Mỹ đã lên án lệnh truy nã của ICC. Tuy nhiên, nhiều quốc gia phương Tây tuyên bố sẽ tuân thủ lệnh bắt giữ của ICC.
Đức là một trong nhiều quốc gia ký kết Quy chế Rome và công nhận thẩm quyền của ICC, nhưng người phát ngôn của Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Berlin khó có thể tuân thủ lệnh bắt giữ do "trách nhiệm lịch sử" của nước này đối với Israel.
"Một mặt, chúng tôi rất coi trọng phán quyết của ICC, mặt khác chúng tôi cũng có trách nhiệm lịch sử đối với Israel", Người phát ngôn chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết và nói thêm: "Khó có thể tưởng tượng Đức sẽ tiến hành lệnh bắt giữ ông Netanyahu tại Berlin dựa trên các cơ sở pháp lý hiện tại".
Thủ tướng Israel Netanyahu đến thăm Đức lần gần đây nhất là tháng 3/2023 và các chính trị gia chính phủ nhấn mạnh rằng "không có chuyến thăm cấp nhà nước nào khác dự kiến diễn ra trong tương lai gần".
Hiện tại có 123 quốc gia tham gia quy chế Roma. Nếu Thủ tướng Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đến một trong những nước này, họ đều có nguy cơ bị bắt giữ.
Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng cho biết, Mỹ bác bỏ quyết định của ICC và rất quan ngại về "những sai sót đáng lo ngại trong quy trình" dẫn đến lệnh truy nã ông Netanyahu.
Còn đại diện Liên minh Châu Âu (EU) tuyên bố sẽ tôn trọng quyết định của ICC liên quan đến việc bắt giữ lãnh đạo Israel. Cho đến nay, Hà Lan, Thụy Sỹ, Ireland, Italy, Thụy Điển, Bỉ và Na Uy tuyên bố sẽ tuân thủ lệnh của ICC.
Pháp coi lệnh bắt giữ là hợp pháp nhưng cho rằng việc bắt giữ nhà lãnh đạo Israel sẽ "phức tạp về mặt pháp lý".
Anh cũng cho biết sẽ "tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý" đối với ICC nhưng lại chỉ ra rằng các thủ tục trong nước liên quan đến lệnh bắt giữ của ICC chưa bao giờ được London sử dụng, vì chưa có bất kỳ ai bị ICC truy nã từng đến thăm quốc gia này.
Trà Khánh(Nguồn: russian.rt.com)