您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【bang diem y】Giới chức tài chính G

Ngoại Hạng Anh967人已围观

简介Ảnh minh họa. Ngày 4-11, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nền kinh tế ...

gioi chuc tai chinh g 20 quan ngai kinh te the gioi

Ảnh minh họa.

Ngày 4-11,ớichứctàichíbang diem y Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) bắt đầu nhóm họp hai ngày tại thủ đô Mexico City, thảo luận thực trạng kinh tế thế giới nói chung.

Bất chấp nỗ lực của các nước thành viên của cộng đồng quốc tế, nợ công vẫn đeo bám Eurozone và chưa có dấu hiệu cải thiện.

Mặc dù, hai năm đã trôi qua kể từ khi Hy Lạp nhận được gói cứu trợ quốc tế trị giá nhiều tỷ euro, song "tâm bão" khủng hoảng nợ công vẫn chưa ra khỏi nước này, điều này đặt ra những bài toán nan giải cho giới lãnh đạo châu Âu.

Athens buộc phải tiến hành các cuộc đàm phán với bộ ba chủ nợ gồm Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) về các biện pháp kinh tế khắc khổ để đổi lấy gói cứu trợ mới giúp nước này tránh được nguy cơ vỡ nợ.

Trong khi đó, tình hình tài chính của Mỹ cũng là một vấn đề hết sức đáng lo ngại, song giới phân tích cho rằng Washington sẽ không có động thái chấn chỉnh cho đến sau cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 6/11 tới.

Trước đó, tại hội nghị cấp Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương và Thứ trưởng Tài chính G-20 cũng tại Mexico City hồi trung tuần tháng Chín vừa qua, đại diện các nước đã cảnh báo về những rủi ro lớn mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt, nhưng vẫn khẳng định tốc độ tăng trưởng trong năm này có thể đạt từ 3% đến 3,5%.

Giới chức G-20 cho rằng các biện pháp kích thích kinh tế được Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ và ECB thực hiện gần đây vẫn chưa đủ để loại bỏ những nguy cơ suy thoái từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, chính sách cắt giảm chi tiêu công sắp tới tại Mỹ và đà tăng trưởng chậm lại tại các nền kinh tế mới nổi.

Theo họ, mặc dù những biện pháp mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế mà các ngân hàng trên thực hiện đã phần nào giúp bình ổn các thị trường, chính phủ các nước vẫn cần hành động mạnh mẽ hơn nữa bởi vẫn còn nhiều quan ngại về môi trường kinh tế bất ổn cũng như chính sách tiền tệ chưa đủ lực để giúp vực dậy nền kinh tế toàn cầu./.

(Theo TTXVN)

Tags:

相关文章