88Point88Point

【keonhaicai】Chứng khoán tuần: Ngóng kết quả kinh doanh cuối năm

chứng khoán tuầnĐiều chỉnh chưa kết thúc

Sau tuần sụt giảm mạnh mà tâm điểm là phiên ngày 12/12,ứngkhoántuầnNgóngkếtquảkinhdoanhcuốinăkeonhaicai khi VN-Index rơi xuống 895 điểm, thị trường đã phục hồi mạnh ở phiên đầu tuần qua. Mặc dù đã xuất hiện kỳ vọng lớn rằng thị trường kết thúc điều chỉnh và bắt đầu tăng trở lại, nhưng cả tuần qua hầu như VN-Index chỉ tăng nhờ điểm số của ngày 18/12.

Quả thực 4 phiên giao dịch sau của tuần, VN-Index đã giảm 5,74 điểm. Rất may là có 22,9 điểm tăng đầu tuần, chỉ số nhờ đó vẫn tăng cả tuần 17,16 điểm, tương đương 1,8%. Phiên tăng mạnh ngày 12/12 có yếu tố hỗ trợ lớn nhờ kỳ vọng của đợt đấu giá Sabeco thành công và kết thúc tuần tái cơ cấu của các quỹ ETF. Sau những sự kiện đó, thị trường quay trở lại vùng trũng thông tin với áp lực chốt lời ngắn hạn của các nhà đầu tư bắt đáy, đồng thời tâm lý nghỉ cuối năm chi phối.

Chỉ cần nhìn vào mức thanh khoản hàng ngày trong tuần qua cũng có thể thấy hiện tượng sụt giảm đáng kể trong dòng tiền. Giá trị khớp lệnh hàng ngày sụt giảm đồng thời quy mô giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tăng cao. Cụ thể, giá trị khớp lệnh đã giảm từ mức đỉnh cao 5.515 tỷ đồng trong 2 phiên đầu tuần xuống 4.346 tỷ đồng ngày cuối tuần. Quy mô mua vào của nhà đầu tư nước ngoài tăng tương ứng từ 9,6%/phiên lên 12%/phiên.

Nhà đầu tư nước ngoài là điểm sáng trong giao dịch tuần qua và là yếu tố hỗ trợ thanh khoản chủ yếu. Tổng giá trị mua ròng trên thị trường (tính cả thỏa thuận) lên tới 1.024 tỷ đồng sau 2 tuần liền bán ròng tương ứng 1.155,6 tỷ đồng và 462,3 tỷ đồng. Riêng trong các giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng 831 tỷ đồng, chiếm bình quân 10,4% giá trị giao dịch/phiên.

Việc thị trường đột nhiên giảm hưng phấn đáng kể trong 4/5 phiên cuối tuần qua cho thấy quá trình điều chỉnh vẫn chưa kết thúc. Một quá trình điều chỉnh của thị trường không hẳn luôn diễn ra bằng một nhịp sụt giảm. Sau phiên lao dốc cực mạnh ngày 12/12, thị trường đã giải phóng được một lượng cổ phiếu lớn. Tuy nhiên thị trường vẫn chưa thu hút được dòng tiền vào nhiều hơn mà thanh khoản sụt giảm trong tuần qua là bằng chứng rõ nhất.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 22/12

Giá đóng cửa ngày 15/12

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 22/12

Giá đóng cửa ngày 15/12

Mức tăng (%)

CMG

31.8

45.55

-30.19

KPF

20.55

14.75

39.32

SAB

251

309.2

-18.82

VNS

14.85

12.35

20.24

FDC

22.2

26.65

-16.7

ROS

162

136.9

18.33

VNA

1.4

1.6

-12.5

PXS

8.91

7.59

17.39

DTA

9.68

10.95

-11.6

NVT

3.42

3.04

12.5

PNC

23.8

26.9

-11.52

VOS

3.47

3.1

11.94

VFG

34.1

38.5

-11.43

VCB

50.8

46

10.43

HHS

5

5.5

-9.09

L10

16

14.5

10.34

CDO

2.49

2.72

-8.46

PGI

22

20

10

VNH

1.1

1.2

-8.33

TIE

9.5

8.64

9.95

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 22/12

Giá đóng cửa ngày 15/12

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 22/12

Giá đóng cửa ngày 15/12

Mức tăng (%)

NDF

4.5

6.4

-29.69

DL1

55

40.7

35.14

V12

14.4

19.6

-26.53

PCG

9.7

7.4

31.08

MST

4.5

5.9

-23.73

VTH

15.5

12

29.17

DC2

8.1

10.5

-22.86

ATS

60

47

27.66

TFC

5.1

6.6

-22.73

HVA

3.3

2.6

26.92

VXB

10.4

13.2

-21.21

SDG

19.9

16.3

22.09

GMX

29.7

36.6

-18.85

PCN

2.8

2.3

21.74

ALV

13.4

15.9

-15.72

PVB

20.2

16.9

19.53

SDE

3.3

3.9

-15.38

VE1

17.2

14.4

19.44

VC9

13.2

15.5

-14.84

QHD

23.8

20

19

Kỳ vọng phía trước

Trên lý thuyết, quá trình điều chỉnh thường kéo dài tùy thuộc vào việc áp lực bán đã giảm đi đến mức nào. Phiên hưng phấn đầu tuần qua đã kéo theo 4 phiên liền thị trường chững lại và chủ yếu là sụt giảm. Đó là biểu hiện của áp lực bán vẫn đang diễn ra, dù không còn lớn và hoảng loạn.

Trước các thông tin khá lộn xộn về các vụ đại án đang diễn ra, thị trường chỉ có duy nhất một phiên rúng động lớn là ngày 12/12 từ tuần trước. Thị trường đã bình ổn đáng kể sau đó và phục hồi nhẹ. Như vậy khả năng chịu sốc tâm lý của nhà đầu tư khá tốt. Điều duy nhất còn thiếu là một lý do hỗ trợ để củng cố và thúc đẩy tâm lý.

Một điểm cũng đang chú ý trong tuần qua là hiện tượng phân hóa về giá cổ phiếu diễn ra rõ nét. Mức tăng giảm giá của cổ phiếu trong nhiều trường hợp không tương ứng với biến động của chỉ số. Đây thường là hệ quả của quá trình mua tích lũy cổ phiếu mà ít bị ảnh hưởng từ các sự cố ngắn hạn.

Lấy ví dụ nếu nhà đầu tư mua và nắm giữ cổ phiếu cho 3-6 tháng tới, việc nổ ra các vụ đại án hầu như không có nhiều ảnh hưởng vì các thông tin dạng này sẽ giảm dần mức độ theo thời gian. Mặt khác khác việc sụt giảm giá lớn là cơ hội mua rẻ cho dài hạn, khi những thông tin tác động trước mắt không còn nữa.

Ngoài những biến động ngắn hạn nói trên, thị trường hầu như không có các thông tin tiêu cực nào. Thị trường chứng khoán toàn cầu liên tục lập đỉnh cao mới, giá dầu phục hồi, các báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2017 bắt đầu lộ diện. Đây sẽ là các thông tin cân bằng lại với những sự cố bất thường trong ngắn hạn và dần dần lấn át vì những thông tin mang tính cơ bản có thời gian ảnh hưởng lâu dài hơn và trực tiếp hơn tới cổ phiếu.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

11.12.2017

4,686.5

349.0

347.1

12.12.2017

6,269.4

601.3

427.5

13.12.2017

3,696.2

393.9

404.6

14.12.2017

3,652.3

366.7

330.7

15.12.2017

6,190.2

1171.1

1446.0

18.12.2017

5,388.9

520.0

405.3

19.12.2017

5,514.6

603.5

417.6

20.12.2017

5,184.4

462.6

304.3

21.12.2017

5,117.1

558.6

386.6

22.12.2017

4,346.1

522.5

322.4

Trọng Nghĩa

赞(4821)
未经允许不得转载:>88Point » 【keonhaicai】Chứng khoán tuần: Ngóng kết quả kinh doanh cuối năm