当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【kết quả bóng đá balan】Thu ngân sách nhìn từ thành công 2014

【kết quả bóng đá balan】Thu ngân sách nhìn từ thành công 2014

2025-01-10 07:52:19 [Cúp C2] 来源:88Point

thu ngan sach nhin tu thanh cong 2014

Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng ổn định. Ảnh: Hữu Linh.

Tuy nhiên,ânsáchnhìntừthànhcôkết quả bóng đá balan để hoàn thành nhiệm vụ tài chính - NSNN giai đoạn 2011-2015, toàn ngành Tài chính phải nỗ lực hơn nữa, trong bối cảnh chi khó giảm, chỉ trông vào thu ngân sách.

Kỷ luật tài chính góp phần tăng thu ngân sách

Tạm ứng gần 3.900 tỷ đồng cân đối ngân sách địa phương

Để xử lý những khó khăn trong cân đối ngân sách của một số địa phương do nguyên nhân khách quan, Bộ Tài chính đã tăng tiến độ bổ sung cân đối 3.628 tỷ đồng và tạm ứng ngân sách Trung ương 3.880 tỷ đồng cho một số địa phương giảm thu do nguyên nhân khách quan để hỗ trợ xử lý khó khăn trong cân đối ngân sách, đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao.

Lâu nay, tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế gia tăng làm đau đầu các nhà quản lý. Tại nghị trường Quốc hội, trong các phiên thảo luận về kinh tế- xã hội và dự toán, quyết toán NSNN, nhiều đại biểu đã bày tỏ bức xúc khi tình trạng này chưa được giải quyết triệt để. Các đại biểu đề nghị Chính phủ cần tăng cường kiểm tra, chống thất thu, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính- ngân sách để đảm bảo cân đối ngân sách.

Nhìn tổng thể, công tác điều hành ngân sách của ngành Tài chính nhận được nhiều lời khen từ các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp vừa qua. Nhiều đại biểu cho rằng, chính sách tài khóa những năm qua đã đem lại kết quả tích cực, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo ông Bùi Đức Thụ, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, “trong cơ cấu thu - chi ngân sách, phải tiến dần cân đối NSNN, giảm bội chi, nợ công. Chính sách thu cũng phải hết sức thận trọng, ngoài cắt giảm theo cắt giảm thuế quan, theo các cam kết, cần cân nhắc thận trọng cân đối thu NSNN để tiến tới giảm dần mức bội chi và giảm nợ công”. Theo ông Thụ, dưới áp lực tăng chi lớn, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành địa phương quản lý chặt chẽ chi, không để chi vượt dự toán. Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân từng cảm thán: “Chi rất khó giảm, thậm chí chúng ta còn muốn tăng chi cho phát triển, do đó, chỉ còn trông vào thu ngân sách, nên cần thu đúng, thu đủ vào ngân sách, chống thất thu”.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ Tài chính đã thực hiện điều hành quyết liệt thu, chi NSNN; phấn đấu tăng thu, quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, nâng cao hiệu quả, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương và nỗ lực của ngành Tài chính, kết quả thu NSNN năm 2014 đạt được khá tích cực. Trên cơ sở số thu 9 tháng đầu năm và làm việc với các địa phương, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội đánh giá thu năm 2014 đạt 110,6% (đã loại trừ các yếu tố tăng/giảm thu do thực hiện chính sách), có nghĩa vượt 63,7 nghìn tỷ đồng so dự toán. Kết quả cập nhật đến ngày 22-12-2014 thu NSNN là 831,19 nghìn tỷ đồng, đạt 106,2% dự toán, bằng 98,2% số ước thu cả năm đã báo cáo Quốc hội. Trong đó: Thu nội địa đạt 105% dự toán; thu dầu thô đạt 118,4% dự toán; thu cân đối từ hoạt động XNK đạt 104,5% dự toán. Ước tính cả năm thu NSNN đảm bảo mức đánh giá đã báo cáo Quốc hội. Trong đó, hầu hết các địa phương đều thu đạt và vượt dự toán được giao.

Chuyển biến cơ cấu thu giai đoạn 2011-2015

Nếu nhìn cả giai đoạn 2011-2015, cơ cấu thu NSNN tiếp tục có chuyển biến, lành mạnh; tỷ trọng thu nội địa tăng từ 58% (giai đoạn 2006-2010) lên 67% (giai đoạn 2011-2015). Dự kiến, đến năm 2015 chiếm 70% trong tổng thu NSNN. Điều này cho thấy nguồn thu từ hoạt động sản xuất- kinh doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng, tạo sự chủ động và tăng tính ổn định của NSNN. Quy mô thu NSNN tăng gấp 2 lần giai đoạn 2006-2010, theo đánh giá của Bộ Tài chính là tích cực trong bối cảnh hoạt động kinh tế khó khăn, đồng thời thực hiện những điều chỉnh chính sách thu đã làm giảm nguồn thu NSNN trong ngắn hạn.

Tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN bình quân 2011-2015 đạt khoảng 21% GDP, khá sát với Nghị quyết Quốc hội (không quá 22-23% GDP). Việc giảm tỷ lệ huy động từ mức 24,9% GDP năm 2011 xuống còn khoảng 19,7% GDP năm 2014, đã tạo thuận lợi cho DN, nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên không thể phủ nhận, điều này đã ảnh hưởng đến số thu cân đối ngân sách.

Về chi NSNN, tỷ trọng chi NSNN so GDP giai đoạn 2011-2015 khoảng 28,4% GDP (giai đoạn 2006-2010 khoảng 32,5% GDP), nếu kể cả trái phiếu Chính phủ và xổ số kiến thiết thì đạt khoảng 30,4% GDP. NSNN đã tăng chi cho các lĩnh vực quan trọng, như giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ, y tế, quốc phòng, an ninh; tăng chi cho con người, thực hiện các chính sách an sinh xã hội; tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, cơ cấu chi NSNN đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN tăng mạnh (bình quân chiếm 64,8%, tăng 10% so với giai đoạn 2006-2010). Trong đó, các khoản chi cho con người chiếm khoảng 68,2% tổng chi thường xuyên, dẫn đến các khoản chi thường xuyên khác rất khó khăn. Trong điều kiện cân đối NSNN, buộc phải giảm chi đầu tư từ NSNN và bố trí chi trả nợ thấp hơn nhu cầu.

Về cân đối ngân sách, việc cắt giảm nhanh chính sách thu, cùng với áp lực tăng chi lớn, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn, không thực hiện được yêu cầu giảm bội chi NSNN. Những năm vừa qua, bội chi NSNN phải duy trì ở mức cao (năm 2011 là 4,4% GDP; năm 2012 là 5,36% GDP; năm 2013 là 5,5% GDP; năm 2014 là 5,3% GDP và năm 2015 dự kiến là 5% GDP. Những chỉ tiêu trên đều không đạt theo Nghị quyết của Đảng và Quốc hội là giảm dần để đến năm 2015 bội chi NSNN đạt 4,5%.

Do đó, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục cơ cấu lại ngân sách; triệt để tiết kiệm chi; rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư để phân bổ tập trung, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả; việc ban hành các chính sách mới làm tăng chi ngân sách chỉ trong trường hợp thực sự cần thiết và có nguồn đảm bảo.

Phấn đấu đạt và vượt dự toán năm 2015

Dự toán thu NSNN 2015 đã được Quốc hội thông qua là 911,1 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ huy động từ thuế, phí đạt 18,9% GDP. Trong đó: Dự toán thu nội địa 638,6 nghìn tỷ đồng. Thu dầu thô 93 nghìn tỷ đồng, trên cơ sở sản lượng dự kiến 14,74 triệu tấn, giá bình quân 100 USD/thùng, đồng thời tiếp tục thu vào NSNN 75% số tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia và tiền đọc tài liệu phát sinh trong năm 2015. Dự toán thu cân đối từ hoạt động XNK 175 nghìn tỷ đồng (trên cơ sở số thu 260 nghìn tỷ đồng, chi hoàn thuế GTGT 85 nghìn tỷ đồng); Thu viện trợ 4,5 nghìn tỷ đồng.

Tại hội nghị tổng kết công tác vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu, toàn Ngành cần tập trung tăng cường quản lý thu, chống thất thu, triển khai quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế; tập trung xử lý để giảm được nợ đọng thuế; tổ chức kiểm tra chặt chẽ hoàn thuế GTGT, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. “Trong bối cảnh giá dầu đang giảm mạnh, rủi ro giảm thu do giá dầu giảm là rất lớn. Cần chủ động trong điều hành, có giải pháp phù hợp để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thu NSNN; phấn đấu tăng thu nội địa, XNK để thu đạt và vượt dự toán được Quốc hội quyết định”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Trong buổi tổng kết trực tuyến của ngành Tài chính, đại diện nhiều tỉnh, thành phố đã thẳng thắn nói lên tâm tư, nguyện vọng của tỉnh mình. Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đề nghị Bộ Tài chính quan tâm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thu ngân sách, nhằm thực hiện hoàn thành dự toán giao; đặc biệt là các khoản thu gắn với sự quản lý của Trung ương như thu từ khu vực DNNN, thu phí, lệ phí… UBND tỉnh Khánh Hòa lại mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Tài chính để có thể khai thác thu tốt hơn những nguồn thu trên địa bàn tỉnh; đề nghị tiếp tục được hỗ trợ về cơ chế tài chính để khai thác tốt nguồn thu ngân sách từ cảng xăng dầu kho ngoại quan Vân Phong. Đại diện tỉnh Lâm Đồng mong muốn chính sách thuế, tài chính có sự ổn định trong vòng 3- 5 năm, để các địa phương chủ động trong việc điều hành thu, chi ngân sách… Tất cả những đề xuất trên đều nhằm mục tiêu phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách trong năm 2015.

Nhiều giải pháp đã được đưa ra và được toàn ngành thống nhất trong hành động với quyết tâm cao nhất hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách. Tin tưởng rằng, với sự đoàn kết, đồng lòng với ý chí, nguyện vọng cao nhất, toàn ngành Tài chính sẽ gặt hái được những thành công trong năm 2015 đã cận kề, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cho cả giai đoạn 2011-2015.

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读