发布时间:2025-01-10 20:27:23 来源:88Point 作者:Thể thao
Chia sẻ về các giải pháp đã triển khai để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và mau chóng khôi phục kinh tế, ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cho biết, thành phố xem việc duy trì cầu nội địa là một trong những giải pháp mấu chốt nên thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh kích cầu. Còn về đầu tư xã hội, thành phố sử dụng vốn ngân sách như “vốn mồi” để thu hút nguồn lực xã hội cho kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Theo đó, nhu cầu ước lượng khoảng 800.000 tỷ đồng nhưng thành phố chỉ có 142.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngân sách trung ương giao, trong khi cố gắng huy động tối đa cũng chỉ được 260.000 tỷ đồng, nên nguồn lực bên ngoài cần huy động có thể lên đến 350.000 tỷ đồng. Nguồn lực dành cho đầu tư rất lớn nhưng nguồn lực chi cho đầu tư khiêm tốn nên cần có cơ chế chính sách thích hợp để tháo gỡ vấn đề này. “Các bộ ngành, Trung ương vừa qua có phân cấp cho thành phố một số đặc thù như Nghị quyết 54/2017/QH14, tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách từ 18% lên 21% trong 2022… nhưng tất cả vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn của thành phố về đầu tư hạ tầng, y tế cơ sở, chăm lo cho người lao động để phục hồi kinh tế hiệu quả hơn.” – ông Trần Anh Tuấn nói.
TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh dự án đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng. |
Về huy động nguồn vốn, theo ông Trần Anh Tuấn, TP. Hồ Chí Minh đang sắp xếp thứ tự ưu tiên các công trình, dự án đầu tư, với ưu tiên hàng đầu là các dự án liên quan lĩnh vực y tế giáo dục, giao thông, môi trường. Hiện tại, thành phố đang đẩy mạnh dự án vành đai 3, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh)… và các dự án liên kết vùng, đặt thành phố trong tổng thể của vùng để ưu tiên bố trí vốn và kêu gọi đầu tư nhằm tạo sức bật cho kinh tế vùng phát triển. ‘‘TP. Hồ Chí Minh cũng đang triển khai một trong những nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII là đưa thành phố thành trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam. Chủ tịch UBND thành phố mới đây đã ký bản ghi nhớ với Tập đoàn Liên Thái Bình Dương trong việc nghiên cứu cụ thể hoá cơ chế chính sách để phát triển trung tâm tài chính, nhằm thu hút được những tập đoàn, nhà đầu tư có năng lực thật sự…’’ – ông Trần Anh Tuấn cho biết.
13 dự án giao thông lớn |
Theo TS. Trần Du Lịch – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia, việc Chính phủ chuyển hướng từ “zero Covid” sang thích ứng, sống chung với dịch được coi là sự “tiếp sức” quan trọng cho TP. Hồ Chí Minh tự tin xây dựng chương trình hồi phục kinh tế. Do TP. Hồ Chí Minh là nơi “đứt gãy” nặng nề nhất nên giải pháp cho địa phương phải mạnh hơn giải pháp chung mới đủ sức phục hồi. Cùng với đó, TP. Hồ Chí Minh không chỉ đặt vấn đề phục hồi nguyên trạng mà còn tận dụng thời cơ để tái cơ cấu, đột phá cao hơn. Đây là mấu chốt vì đại dịch bên cạnh đem lại tai họa thì cũng bộc lộ rõ những bất cập về cơ cấu kinh tế, dân cư, môi trường sống… cần được giải quyết.
TS. Trần Du Lịch cho rằng, TP. Hồ Chí Minh trước tiên phải tạo được môi trường thể chế tốt nhất nhằm giúp nền kinh tế hấp thụ được vốn. Theo đó, phải cải cách thể chế và môi trường kinh doanh, tháo điểm nghẽn hấp thụ nguồn vốn đầu tư công và vốn tư nhân. Tiếp đến, phải xác định sử dụng công cụ đầu tư công để kích thích tổng cầu, xử lý bất cập hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị, dùng vốn nhà nước làm “vốn mồi” để kích thích đầu tư tư nhân; tiếp theo là hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN nhỏ bởi thành phố đã từng làm được chương trình ngân hàng kết nối với DN, chính quyền để hỗ trợ cho DN vay nợ, nuôi nợ để từ đó đòi được nợ. Với cách làm này, giai đoạn 2011-2013, đã cứu sống nhiều DN…‘‘Một điểm rất quan trọng là phát huy vai trò hạt nhân của TP. Hồ Chí Minh phát triển gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài ra, Chính phủ hỗ trợ để tiến hành nhanh đường vành đai 3, 4 để phát triển cả vùng đô thị cũng là một giải pháp. Với Nghị quyết 11/NQ-CP và việc thông qua 1 luật sửa 9 luật, tôi tin rằng TP. Hồ Chí Minh sẽ đi từ suy giảm kinh tế 6,74% trở thành thành dương 6,5%. Với TP. Hồ Chí Minh, thời gian là yếu tố quyết định…’’ – ông Trần Du Lịch nói.
Trên thực tế, để tạo sức mạnh cho TP. Hồ Chí Minh, về lâu dài cần tập trung phát triển trung tâm tài chính quốc tế. Đây không phải trung tâm tài chính của thành phố mà là trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh. Do đó, phải có sự hỗ trợ, giúp sức, chia sẻ rất lớn từ các cơ quan bộ - ngành, trung ương.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Đầu tư tài chính TP. Hồ Chí Minh (HFIC), trung tâm tài chính sẽ giúp giải quyết 3 nhóm vấn đề lớn. Đó là tạo ra cú hích cho thị trường tiền tệ và ngân hàng. Kế đến là kích hoạt dòng vốn dài hạn thông qua thị trường vốn như phát hành trái phiếu, cổ phiếu, cổ phần hóa, mua bán - sáp nhập... Yếu tố thứ ba là chỉ có trung tâm tài chính quốc tế mới tạo ra những đòi hỏi cho những lĩnh vực mới như công nghệ tài chính (Fintech), thanh toán không dùng tiền mặt, ví điện tử... Trong thời đại công nghệ hiện nay, nơi đặt trung tâm tài chính không quá quan trọng bởi khi trung tâm này khơi thông được nguồn vốn thì cả nước sẽ được hưởng chứ không chỉ mỗi TP. Hồ Chí Minh. “Với đề án này, TP. Hồ Chí Minh xác định rõ mục tiêu trở thành nơi hội tụ để thu hút các đầu mối, dòng vốn DN, tư nhân, toàn cầu. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là có vốn rồi thì dùng ra sao, vốn chảy vào lĩnh vực nào chúng ta muốn để kích hoạt phát triển kinh tế…” – ông Nguyễn Ngọc Hòa nói.
Hướng tới thành lập Trung tâm Tài chính quốc tếĐề án Trung tâm Tài chính quốc tế được TP. Hồ Chí Minh xác định là một trong những nhiệm vụ đóng góp vào kinh tế đất nước và tiến trình hồi phục chung. Hiện tại, TP. Hồ Chí Minh đã thành lập Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND thành phố làm trưởng ban. Các thành viên gồm chuyên gia, nhà nghiên cứu và tổ giúp việc do lãnh đạo Công ty Đầu tư tài chính TP. Hồ Chí Minh (HFIC) làm tổ trưởng. Đề án cũng được Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm, đôn đốc tiến độ. TP. Hồ Chí Minh đã đề xuất trung ương thành lập ban chỉ đạo trung ương để giúp thành phố triển khai đề án. Về tiến độ, HFIC đã lấy ý kiến chuyên gia xong và hình thành đề cương đề án, chuẩn bị nội dung cho thành phố báo cáo với những ý cơ bản: Nêu được sự cần thiết, vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng của trung tâm này với kinh tế Việt Nam; đúc kết kinh nghiệm các trung tâm tài chính quốc tế của thế giới; xác định trụ cột quan trọng để đối chiếu với thực trạng; xác định rõ mô hình đặt tại TP. Hồ Chí Minh; kiến nghị cơ chế chính sách đột phá và đặc thù, cơ chế thử nghiệm; cụ thể hóa việc xây dựng trung tâm. Theo dự kiến, đề án sẽ được hoàn chỉnh và trình báo cáo đến cơ quan trung ương trong tháng 4/2022. |
相关文章
随便看看