【soi kèo frankfurt】Cải cách hướng đến thuế hiện đại, hải quan thông minh
Diễn đàn thu hút sự quan tâm hơn 300 lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp tham dự. Ảnh: Đức Minh |
Đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ
Chiều 16/10, tại Hà Nội, Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp cùng Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn đàn Thuế - Hải quan năm 2024 với chủ đề "Cải cách Thuế - Hải quan: Vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”.
Diễn đàn Thuế - Hải quan đã khẳng định được uy tín, thương hiệuSau 5 năm liên tiếp tổ chức thành công, Diễn đàn Thuế - Hải quan đã khẳng định được uy tín, thương hiệu, trở thành điểm kết nối quan trọng giữa các đơn vị chuyên môn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan với các chuyên gia, đại diện cộng đồng doanh nghiệp… cùng thảo luận về những kết quả đạt được; đề xuất giải pháp thúc đẩy cải cách Thuế và Hải quan, đóng góp tích cực vào việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững. |
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Phạm Thu Phong - Tổng Biên tập Thời báo Tài chính Việt Nam nhấn mạnh, một trong những nhóm nhiệm vụ rất quan trọng được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ Tài chính tiếp tục quyết liệt, kịp thời chỉ đạo, điều hành với tinh thần lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm chủ thể, duy trì đảm bảo sự đồng bộ giữa chủ trương với thực thi chính sách, xác định việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng hàng đầu của ngành Tài chính.
Chính sách và thủ tục hành chính Thuế - Hải quan luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Thời gian qua, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan luôn quan tâm hỗ trợ tích cực với doanh nghiệp, luôn đồng hành chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xem đây là một phần quan trọng trong việc đưa chính sách vào cuộc sống.
Ngành Thuế là một trong các cơ quan nhà nước đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế với dịch vụ thuế điện tử đầu tiên (khai thuế điện tử) được triển khai từ năm 2009.
Thông tin tại Diễn đàn Thuế - Hải quan năm 2024, ông Vũ Lê Huy - Phó Cục trưởng Cục công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế), việc triển khai dịch vụ thuế điện tử đã giúp doanh nghiệp, người dân tiết kiệm chi phí, thời gian trong thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, góp phần minh bạch trong công tác quản lý thuế. Đến nay, sau hơn 15 năm triển khai, đã có hơn 100 triệu hồ sơ khai thuế điện tử, hơn 50 triệu giao dịch nộp thuế điện tử của doanh nghiệp đã được gửi đến cơ quan thuế.
Tính từ khi triển khai đến hết ngày 17/9/2024, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý là 10,1 tỷ hóa đơn, trong đó hóa đơn có mã là 2,5 tỷ; hóa đơn không mã 6,7 tỷ; hóa đơn từng lần phát sinh và hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền 0,9 tỷ. Cổng thông tin điện tử dành cho các nhà cung cấp nước ngoài có 106 các tổ chức nước ngoài đã nộp và thu được 6.234 tỷ đồng tiền thuế. Trong các tháng đầu năm 2024, cơ quan thuế cũng đã thu được 70 nghìn tỷ đồng thuế trên sàn thương mại điện tử; đã có hơn 5,7 triệu lượt cá nhân sử dụng tài khoản VNeID vào hệ thống thuế điện tử eTax Mobile...
Trong lĩnh vực hải quan, với kim ngạch xuất, nhập khẩu ngày càng tăng trưởng, cùng với việc Việt Nam hợp tác thương mại với nhiều quốc gia hơn và trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, công tác cải cách hiện đại hóa của ngành Hải quan càng đóng vai trò quan trọng, đảm bảo không có sai sót, để hoạt động xuất, nhập khẩu thông suốt, liên tục.
Ông Đặng Thanh Dũng - Phó Trưởng Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) cho hay, 10 năm trở lại đây, cơ quan hải quan đẩy mạnh công tác phát triển đối tác của ngành Hải quan. Cụ thể, ngành Hải quan sử dụng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau đến người khai hải quan, doanh nghiệp như đăng tải nội dung mới các văn bản pháp luật trên Cổng Thông tin điện tử hải quan, qua báo đài, tạp chí hay thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo, tập huấn, hướng dẫn, giải đáp trực tiếp hoặc bằng văn bản, điện thoại; đường dây nóng; viber, zalo, gặp trực tiếp… để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Công tác tham vấn cũng được chú trọng thực hiện, theo đó các dự thảo văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung đã được tổ chức tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp qua nhiều lượt, dưới nhiều hình thức khác nhau...
Chương trình thí điểm khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan cũng nhận được sự đón nhận nồng nhiệt khi các thành viên liên tục được nâng hạng tuân thủ pháp luật sau quá trình được hải quan các địa phương hỗ trợ tích cực.
“Bệ đỡ” cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Những nỗ lực của cơ quan thuế, cơ quan hải quan trong công cuộc cải cách đã nhận được sự ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện qua việc doanh nghiệp ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh và nắm bắt trách nhiệm tuân thủ các quy định để hoạt động hiệu quả hơn.
Mặc dù vậy, Bộ Tài chính nói chung, ngành Thuế - Hải quan nói riêng đều xác định cải cách, hiện đại hóa, chuyển đổi số vẫn phải được tiếp tục để tạo tiền đề cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung phát triển ngày càng bền vững.
Hiện nay, người dân và doanh nghiệp rất hài lòng với thủ tục thông quan luồng xanh chỉ từ 1 - 3 giây. Tuy nhiên, hệ thống vận hành VNACCS/VCIS Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam từ năm 2014 chưa thể lường trước được sự bùng nổ của thương mại điện tử với lô hàng nhỏ rất nhiều, tạo ra một khối lượng giao dịch rất lớn, làm cho hệ thống này có thể quá tải. Về lĩnh vực thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử cũng tốt hơn. Tuy nhiên, như số liệu của Tổng cục Thuế, 1 năm hệ thống hóa đơn điện tử tiếp nhận và xử lý khoảng 10 tỷ hóa đơn hoặc hơn, cho thấy khối lượng hóa đơn rất lớn, chưa kể thương mại điện tử cũng tác động đến lĩnh vực thuế.
Bàn về giải pháp, PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính) cho rằng, Chiến lược Cải cách ngành Thuế và ngành Hải quan là hướng đến hải quan thông minh, thuế hiện đại. Hệ thống quản lý thuế ở Việt Nam đang ở thế hệ thứ hai, doanh nghiệp và người dân được tự khai tự nộp trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - khai thuế điện tử.
Chia sẻ ý kiến tại Diễn đàn Thuế - Hải quan năm nay, PGS.TS. Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) kiến nghị, thời gian tới, cơ quan quản lý tiếp tục tổ chức nhiều diễn đàn, hội thảo để phổ biến chính sách tới tất cả các doanh nghiệp, nắm bắt được hết những chính sách để thực thi. Đặc biệt, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan tiếp tục làm tốt công tác nghiên cứu để xây dựng chính sách đi vào cuộc sống, hỗ trợ tốt hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp.
TS. TÔ HOÀI NAM - PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC KIÊM TỔNG THƯ KÝ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM: Cảm phục quyết tâm chuyển đổi của ngành Thuế, Hải quan Việc ngành Thuế, ngành Hải quan cải cách, hiện đại hóa, chuyển đổi số đã mang lại lợi ích kép rất thiết thực. Lợi ích trước tiên là giảm thủ tục, giảm thời gian làm thủ tục cho người dân, doanh nghiệp. Từ đó giảm chi phí trong quá trình thực thi pháp luật. Doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục hành chính mọi lúc, mọi nơi. Công nghệ thông tin và số hóa còn góp phần làm giảm thiểu sai sót. Đồng thời, tăng khả năng nắm bắt thông tin, giúp doanh nghiệp hiểu được nghĩa vụ của mình. Ở chiều ngược lại, kết quả của cải cách cũng góp phần nâng cao khả năng quản lý, hiệu quả quản lý của cơ quan thuế, hải quan; giúp thực hiện mục tiêu cắt giảm thủ tục hành chính, công khai, minh bạch theo chỉ đạo của Chính phủ. Tôi hài lòng, cảm phục quyết tâm cải cách, chuyển đổi của ngành Thuế, Hải quan trong một hành trình dài, chuyển đổi cơ chế quản lý thủ công sang công nghệ thông tin rồi đến số hóa. Nếu không quyết tâm không làm được. Chặng đường này khá dài, cũng có khen, có chê nhưng đến cùng đó là kết quả bước đầu khả quan. |
ÔNG MAI SƠN - PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ: Lấy người nộp thuế là trung tâm để thiết kế các ứng dụng Ngành Thuế đã, đang và sẽ tiếp tục tái thiết tổng thể quy trình nghiệp vụ và hệ thống công nghệ thông tin với phương châm lấy người nộp thuế là trung tâm để thiết kế các ứng dụng, đảm bảo tăng cường tính linh hoạt, tích hợp của hệ thống và hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược dài hạn của ngành Thuế. Cùng với đó là nâng cao tính phục vụ người nộp thuế, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ thuế điện tử, đồng thời áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào phân tích rủi ro xác định gian lận hóa đơn, ngăn chặn tình trạng buôn bán hóa đơn bất hợp pháp... nhằm góp phần minh bạch hóa và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho cộng đồng doanh nghiệp và NNT. Đồng thời, ngành Thuế tập trung xây dựng đội ngũ công chức thuế ngày càng chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Những nội dung cải cách này mang lại nhiều lợi ích chung cho xã hội và góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. |
ÔNG TRẦN ĐỨC HÙNG - PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN: Doanh nghiệp là nhân tố quan trọng tạo nên thành công của cơ quan hải quan Thời gian tới, ngành Hải quan sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực đẩy mạnh nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hiện tại, tích cực thực hiện chuyển đổi số trong ngành Hải quan, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao hiệu suất, hiệu quả hoạt động và chất lượng cung cấp dịch vụ công của cơ quan hải quan. Bên cạnh đó, công tác phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan sẽ tiếp tục được đẩy mạnh đổi mới, đảm bảo ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu. Những mục tiêu và giải pháp trong cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan sẽ là động lực quan trọng trong việc hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp; giúp cho doanh nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ, bền vững và hiệu quả hơn. Để làm được điều đó ngoài nỗ lực của ngành Hải quan, không thể thiếu sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp, VCCI và đặc biệt là sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp. Sự đồng hành, năng động, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp sẽ là nhân tố quan trọng để tạo nên sự thành công, phát triển của cơ quan hải quan. |
相关文章
Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp.Trong công văn này, Bộ trưởng Phạm Thị Tha2025-01-25Ưu đãi đầu tư với Dự án nạo vét luồng hàng hải Định An
Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì cuộc họp với Bộ Tài chín2025-01-25- Quy hoạch hiện đại đã biến Bãi Cháy (Quảng Ninh) trở thành điểm đến y&ec2025-01-25
- Cử tri huyện Vĩnh Thạnh đề nghị xây dựng đường và các cầu trên tuyến kênh Đội Tự, từ trung tâm xã Th2025-01-25
Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
Theo Ban tổ chức, quy mô nền kinh tế số Việt Nam cán mốc 36 tỷ USD trong năm 2024, trong đó thị trườ2025-01-25Đề xuất kéo dài giải ngân vốn Chương trình phục hồi đến hết năm 2025
Giải ngân kế hoạch vốn đầu tưphát triển của Chương trình được đánh gi&aac2025-01-25
最新评论