【bongdaso.com 66】Công nghệ sinh học kỳ vọng là 'chìa khóa' thần kỳ của cuộc sống
Phó Cục trưởng Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Lê Thị Khánh Vân cho biết,ôngnghệsinhhọckỳvọnglàchìakhóathầnkỳcủacuộcsốbongdaso.com 66 lần đầu tiên Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành sinh học (BIOTECHMART 2014) được tổ chức với quy mô gọn nhỏ hơn, đi vào chiều sâu, chuyên ngành hơn. Kỳ vọng qua lần tổ chức BIOTECHMART 2014 sẽ có nhiều nghiên cứu, công nghệ sinh học được ứng dụng, đưa vào cuộc sống.
Bên lề họp báo giới thiệu BIOTECHMART 2014, PV Chất lượng Việt Nam đã có trao đổi với bà Lê Thị Khánh Vân - Phó Cục trưởng Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về những nỗ lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học vào đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, nhà nước và Bộ ngành. Ảnh minh họa
Thưa bà, chợ công nghệ thiết bị lần này sẽ tiết kiệm được kinh phí như thế nào so với việc tổ chức các chợ công nghệ thiết bị thường làm tại các triển lãm, rút ngắn khoảng cách kết nối giữa thị trường và nhà cung cấp trong khi kinh phí hỗ trợ nhà nước eo hẹp?
Về tiết kiệm nguồn lực, vào năm 2014, hỗ trợ của Nhà nước đối với việc tổ chức các chợ công nghệ thiết bị giảm mạnh. Các hạng mục như thuê mặt bằng, dàn dựng gian hàng giảm mạnh... điều này là khó khăn cho doanh nghiệp bởi các doanh nghiệp có sản phẩm, trong quá trình tham gia triển lãm có thể bán sản phẩm và thu được tiền ngay.
Tuy nhiên với các nhà khoa học, việc giải pháp công nghệ, kết quả nghiên cứu, nó phải có quá trình ra thị trường, nó không phải là hàng tiêu dùng để có thể sử dụng được ngay. Các công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, khi bán ra vẫn có vai trò của các nhà khoa học, tư vấn vẫn phải "đứng" bên cạnh các dự án, giải pháp kỹ thuật đó. Điều này cần phải có một quá trình hợp tác với nhau, giải pháp nào, kết quả nghiên cứu nào nếu có sự hợp tác chặt chẽ, lúc đó mới mang lại hiệu quả và thành công. Trong khi đó, thực tế đã cho thấy, có rất nhiều các hợp tác được đưa ra nhưng đổ bể và tốn tới hàng chục tỷ đồng.
Vì vậy, đối với chợ công nghệ thiết bị, là hoạt động thúc đẩy chuyển giao các nghiên cứu vào sản xuất cho các nhà khoa học và lẽ ra cần phải có hỗ trợ nhiều hơn nữa nhưng các cơ chế đó đang còn được xây dựng và dự kiến sẽ thay đổi trong thời gian tới.
Một bài học cũng cho thấy, chúng ta đang thúc đẩy và kêu gọi người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tuy nhiên trong các siêu thị, trung tâm thương mại, tràn ngập hàng nước ngoài, nhập khẩu. Sản phẩm Việt Nam đang "thua" ngay trên "sân nhà". Câu hỏi đặt ra là vì sao lại như vậy?
Thực tế cho thấy, hoạt động xúc tiến thương mại được hỗ trợ 50 -100% cho các doanh nghiệp có sản phẩm tham gia bán hàng, thế nhưng khi doanh nghiệp triển lãm và giới thiệu giải pháp kỹ thuật, KH&CN giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa thì lại không có được những hỗ trợ như vậy.
Mỗi lần thuê mặt bằng tại các điểm triển lãm như Cung văn hóa Hữu nghị Việt - Xô, tốn cả tỷ đồng. Ngoài ra, kinh phí cho dàn dựng, trang trí... các gian hàng cũng lên tới tiền tỷ. Như vậy sẽ rất tốn kém trong khi đó kinh phí của nhà nước không còn hỗ trợ như trước nữa.
Chính vì thế, Ban tổ chức chợ công nghệ thiết bị đã làm theo đúng tinh thần của Thủ tướng Chính phủ, mở rộng tần xuất và tập trung vào chiều sâu. Việc tổ chức Biotechmart tại 2014 đã được rút ngắn và quy mô gọn nhỏ hơn nhưng đi vào chiều sâu hơn, tiết kiệm nguồn lực, không phải đi thuê và khắc phục được việc không được hỗ trợ như trước.
Kết quả nghiên cứu không thể so sánh như hàng tiêu dùng được, vì hàng tiêu dùng có thể sử dụng được ngay còn hàng hóa là chất xám làm ra giá trị ra tăng cho hàng tiêu dùng và không phải "một sớm một chiều" làm được ngay, cần phải có quá trình để nghiên cứ, tìm hiểu và ứng dụng.
Hiện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ đang đề xuất các hỗ trợ hoạt động triển lãm, trưng bày công nghệ, giải pháp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ theo hướng của chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia để có các hỗ trợ hợp lý cho các doanh nghiệp KH&CN, các nhà khoa học.
Bà Lê Thị Khán Vân cho biết, có một thực tế doanh nghiệp phá sản chỉ vì đầu tư sai. Muốn hiện đại hóa công nghệ để ra sản phẩm tốt nhưng lại không đánh giá được nguyên liệu đầu vào như thế nào nên đã nhập dây truyền công nghệ đắt đỏ và phải phá sản.
Gần đây có nói nhiều đến việc áp dụng công nghệ sinh học vào bảo quản trái cây và thủy sản xuất khẩu, được thị trường nước ngoài đánh giá rất cao tuy nhiên ứng dụng vào thực tế vào cuộc sống người tiêu dùng, đảm bảo sức khỏe lại chưa được như mong muốn, bà nhận định gì vấn đề này?
Đúng là rất cần những nơi để người tiêu dùng có thể đến kiểm tra chất lượng sản phẩm phẩm khi được mua về. Thời gian qua Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã kết nối được với sở KH&CN các địa phương, có thư viện điện tử đến 46 tỉnh, gần 1000 xã. Các cơ sở dữ liệu thông tin về các lĩnh vực không riêng gì công nghệ sinh học để phục vụ cho nhu cầu của người dân. Ngoài ra có cả thông tin, dữ liệu của các chuyên gia tư vấn để người tiêu dùng cập nhập và liên hệ trực tiếp để được giải đáp các thắc mắc trong cuộc sống.
Mặc dù vậy, điều này cũng đòi hỏi, khi triển khai các trung tâm thông tin cộng đồng giới thiệu công nghệ, giải pháp khoa học, tiến bộ kỹ thuật cần phải có những người là đầu tầu tinh thần triển khai, áp dụng khoa học công nghệ. Họ tới với các trung tâm cộng đồng như vậy tìm hiểu, lấy các thông tin và được hỗ trợ.
Hiện các huyện và nhiều xã của Hà Nội đã được trang bị thông tin, ứng dụng tiến bộ KH&CN, thậm chí đưa các nhà khoa học tới với người dân. Mong muốn của Bộ KH&CN và những người làm thông tin KH&CN là đẩy nhanh tốc độ ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào đời sống lao động, sản xuất của người dân góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Áp dụng công nghệ sinh học trong y sinh, Việt Nam đi sau các nước và sẽ hướng vào công nghệ của nước nào. Kết quả nghiên cứu công nghệ sinh học đã được ứng dụng và chuyển giao thế nào để đem lại hiệu quả, năng suất chất lượng cao thưa bà?
Trong số các nước được kêu gọi và mời tham gia vào chào bán, giới thiệu công nghệ, giải pháp kỹ thuật ứng dụng công nghệ sinh học vào đời sống ở Việt Nam ngoài Đức, Mỹ còn có Hàn Quốc. Trong lần này không có sản phẩm nào của Trung Quốc được giới thiệu.
Các kết quả nghiên cứu được giới thiệu phải là những sản phẩm đã được 2 hội đồng là Hội đồng Cơ sở và Hội đồng cấp bộ hoặc cấp Nhà nước đánh giá. Còn chợ Công nghệ và thiết bị, đối tượng hàng hóa chủ yếu chính là các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam.
Đối với các giải pháp công nghệ, chủ công nghệ làm ở dạng sản xuất thử nghiệm còn các kết quả nghiên cứu mới chỉ áp dụng trong các phòng LAB. Muốn ra được đại trà cần phải có thời gian thử nghiệm sau đó mới được triển khai rộng rãi. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu mới chỉ được áp dụng tại các phòng LAB nhưng cũng có thể đưa sản xuất đại trà, đó là các nghiên cứu thuộc các lĩnh vực y dược.
Cụ thể, ở nước ngoài, gần như tất cả các nghiên cứu trong các phòng LAB của dược là vô giá. Nếu các nghiên cứu đi đúng hướng và giải quyết được các vấn đề của cuộc sống, chắc chắn sẽ có nhiều giá trị.
Điển hình như hiện nay, dịch EBOLA đang hoành hành, nếu các các nghiên cứu của nhà khoa học đưa ra có khả năng kiềm chế được loại dịch bệnh này, chắc chắn sẽ thu được hàng tỷ đô la Mỹ.
Công nghệ sinh học chỉ cần là giải pháp đúng hướng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn sẽ mang lại các giá trị rất cao.
Xin cảm ơn bà!
Nguyễn Nam(thực hiện)
Cá ngừ Việt Nam có thể làm món sashimi nhờ công nghệ bảo quản CAS
相关推荐
- Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- Vinamilk thu hút giới truyền thông Trung Quốc
- Foxconn tố bị đối thủ Trung Quốc 'cướp' nhân viên tại Việt Nam
- Trung Quốc tìm thấy dấu hiệu của nước trên Mặt Trăng
- Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- Chung tay hợp tác xử lý và công bố tin giả trên không gian mạng
- Người Việt phải mất bao nhiêu ngày lương để mua được một chiếc iPhone?
- Khởi động cuộc thi kỹ năng an toàn thông tin dành cho sinh viên ASEAN 2022