【bxh u21】Bí quyết cùng khỏi bệnh của gia đình có 6 F0 ở TP.HCM
作者:Thể thao 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:23:13 评论数:
Cả gia đình đều nhiễm bệnh
Chị Nguyễn Thị Kim Ngân,íquyếtcùngkhỏibệnhcủagiađìnhcóFởbxh u21 32 tuổi, trước đây là điều dưỡng tại một bệnh viện tư nhân tại TP.HCM. Tuy nhiên, do sức khỏe và bận chăm con nhỏ, chị quyết định nghỉ việc, ở nhà buôn bán tự do. Hiện, vợ chồng chị sống cùng bố mẹ chồng và hai con nhỏ, 7 tuổi và 4 tuổi tại huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Ngày 2/8, sau gần một tháng “chiến đấu” với căn bệnh Covid-19 và chia làm hai nơi để cách ly, điều trị, cả gia đình chị được xuất viện, tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà.
Chị Ngân kể, ngày 4/7, ba chồng chị bắt đầu có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, ăn uống kém. Ba ngày sau, anh Sơn - chồng chị Ngân đưa bố đi khám ở bệnh viện, cả hai người cùng có kết quả test nhanh dương tính với nCoV. Ngay sau đó, họ được chuyển đến Bệnh viện đã chiến Củ Chi cách ly, điều trị.
“Nhận được tin, mẹ chồng tôi vừa khóc vừa hoảng sợ”, chị Ngân nhớ lại. Bản thân chị Ngân cũng áp lực nhưng cố gắng mạnh mẽ để lo cho mẹ chồng và hai con nhỏ.
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: NVCC. |
Ba ngày sau, mẹ chồng chị bị sốt, ho, mất ngủ, bỏ ăn, tiêu chảy. Chị Ngân và hai con cũng có biểu hiện bệnh. Dù chưa được làm xét nghiệm nCoV, nhưng với kinh nghiệm trong ngành y, chị Ngân nghĩ, trong gia đình có người F0 thì các thành viên còn lại cũng nhiễm bệnh.
Ngoài thực hiện việc cách ly tại nhà nghiêm ngặt, chị Ngân nhờ người thân đi chợ mua thực phẩm, thuốc uống… cho cả nhà. Ngoài ra, chị còn sử dụng nước muối rửa mũi, súc họng. Chị cũng mua cam tươi về vắt cho cả nhà cùng uống để bổ sung vitamin C, tăng sức đề kháng.
Về ăn uống, chị vẫn chế biến các món như thường ngày, thêm món canh chua giúp dễ ăn hơn. Mỗi sáng, chị pha thêm mật ong với nước ấm để uống. Chị cũng mua sữa, trái cây, yến chưng về bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho mẹ chồng và hai con.
“Con gái mình chỉ ho nhẹ, uống thuốc đã hết. Một phần bé dễ ăn nên khá khỏe mạnh. Còn bạn nhỏ sốt cao 39,5 độ khó hạ, dù đã uống thuốc và lau mát”, chị Ngân kể.
Chị gọi điện cho một người bạn đang làm việc tại Bệnh viện Nhi đồng 1 nhờ tư vấn và được điều chỉnh liều thuốc phù hợp cho con. Nhờ vậy, hai hôm sau, con trai chị hạ sốt, dần khỏe lại. Và nhờ ăn, uống sữa được, con trai chị nhanh giảm các triệu chứng, dần khỏe mạnh.
Đến ngày 13/7, 4 người trong gia đình chị được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính. Cùng ngày, chị Ngân cùng mẹ chồng và hai con được chuyển đến Bệnh viện dã chiến số 4 cách ly điều trị. “Khi đến bệnh viện, triệu chứng bệnh của cả nhà bắt đầu giảm hẳn, chỉ chờ xét nghiệm âm tính để về”, chị Ngân nói.
Chị Ngân và con trai. Ảnh: NVCC. |
Phải luôn giữ tinh thần lạc quan
Đến ngày 2/8, nhờ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, chị Ngân, mẹ chồng và hai con nhỏ được xuất viện về nhà. Ở Bệnh viện dã chiến Củ Chi, sức khỏe anh Sơn và bố đẻ cũng nhanh hồi phục, ngưng tiêm, uống thuốc kháng sinh và được xuất viện.
Trên trang cá nhân, anh Sơn viết: “Sau 21 ngày, tôi đã hoàn thành xong cách ly tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi và đủ điều kiện để xuất viện. Tôi xin cảm ơn các y bác sĩ, lực lượng phục vụ hậu cần tại bệnh viện đã rất tận tâm, chu đáo trong việc điều trị cho bệnh nhân. Các anh chị rất cực khổ, không ngại nắng mưa. 12h đêm mọi người đã ngủ, các anh chị lặng lẽ dọn vệ sinh cho sạch sẽ. 3h30 sáng, các anh chị phải dậy để bắt đầu công việc cho ngày mới.
Trong môi trường mà xung quanh toàn F0, nhưng các anh chị chưa bao giờ sợ sệt, chăm sóc mọi người thật tâm. Dù công việc vất vả, đầy hiểm nguy nhưng các anh chị chưa bao giờ lớn tiếng với bệnh nhân. Tôi nhìn mà rơi nước mắt. Hy vọng đợt dịch này sẽ qua mau để các anh chị được nghỉ ngơi và về với gia đình. Chúc cho các bác sĩ và nhân viên y tế thật nhiều sức khỏe để giúp cho người dân TP nói riêng và cả nước mau vượt qua đợt dịch này”.
Sáng 9/8, trao đổi với VietNamNet, chị Ngân cho biết, hiện sức khỏe cả gia đình chị bình thường và đang tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà. Để bệnh không tái phát, các thành viên vẫn thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly, không tiếp xúc với người ngoài, ăn uống đầy đủ, vận động điều độ. Tranh thủ thời gian rảnh, gia đình dọn dẹp nhà cửa, làm vườn, ra ao bắt cá vào chế biến món ăn.
Chia sẻ về bí quyết khỏi bệnh, tự chăm sóc của gia đình mình, chị Ngân cho biết, ngoài uống thuốc, mọi người cần ăn uống đủ chất để tăng đề kháng cho cơ thể. “Tuyệt đối không được bỏ bữa. Trường hợp mệt thì cố gắng ăn một chút, ăn nhiều bữa, cố gắng uống thêm sữa, hoặc ăn cháo cho dễ nuốt.
Điều quan trọng là tinh thần phải luôn lạc quan, vui vẻ, nếu cứ hoảng loạn thì bệnh càng trầm trọng thêm. Ngoài ra, cần phải hoạt động nhẹ nhàng, đừng nằm hoài một chỗ, đừng nghe những tin buồn, thay vào đó hãy xem những phim hài, gọi video với mọi người để tám chuyện cho tinh thần thoải mái hơn.
Mọi người đừng nên có quan niệm bị bệnh, vào bệnh viện là một đi không trở lại, hay nằm nhà chờ chết”, chị Ngân chia sẻ.
Theo chị Ngân, nhiễm virus SARS-CoV-2 đồng nghĩa với cô đơn và tự chăm sóc bản thân. Mọi người chỉ hỗ trợ chứ không làm thay mình được. Vì vậy, để nhanh khỏi bệnh cần phải cố gắng ăn uống, vận động, ngủ ngon giấc để mau khỏe.
Khi uống thuốc, phải đúng liều lượng, theo toa của bác sĩ, không nên tự uống kháng sinh, cũng không nên nôn nóng mau muốn hết bệnh mà uống gấp đôi liều hướng dẫn.
Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cạo lưỡi thật sạch để giúp ăn ngon miệng và mau lấy lại vị giác đã mất. Rửa mũi, súc họng ít nhất ngày hai lần.
Khi khỏi bệnh về nhà cần nhớ rằng, mình không phải là siêu nhân mà hãy tuân thủ việc cách ly, các biện pháp phòng chống dịch, bởi chúng ta có thể tái nhiễm lại bất cứ khi nào.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Tú Anh
Mới: Phụ nữ có thai trên 13 tuần và cho con bú được tiêm vắc xin Covid-19
Để đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng và bao phủ vắc xin Covid-19, Bộ Y tế ban hành quy định mới, nới lỏng hơn các điều kiện được tiêm chủng.