发布时间:2025-01-24 23:36:33 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Chưa thống nhất bỏ tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng
Thảo luận về đề xuất bỏ tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS hiện hành), các đại biểu có ý kiến rất khác nhau.
Theo cơ quan soạn thảo, tội danh này không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong tình hình mới, làm rào cản với hoạt động kinh doanh. Nhiều chuyên gia cho rằng, tội này được coi như là một cái túi để xử lý tất cả những trường hợp mà cơ quan tố tụng không thể hoặc không muốn xử lý người phạm tội về những tội khác. Thay vào đó, dự thảo BLHS cụ thể hóa hành vi phạm tội này thành các tội danh cụ thể trong từng lĩnh vực để tránh sự tùy tiện trong việc áp dụng luật.
Qua thẩm tra, đa số ý kiến của Ủy ban Tư pháp tán thành nội dung này. Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng cần tiếp tục duy trì tội danh này vì không thể dự liệu và cụ thể hóa được tất cả các vi phạm trong quản lý kinh tế, nếu bỏ tội danh này sẽ bỏ lọt tội phạm. Việc duy trì tội danh này sẽ góp phần xử lý tội tham nhũng.
Lấy ví dụ về vụ án tại Vinashin, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng nếu bỏ tội danh này, các lãnh đạo Vinashin có thể không còn tội, sẽ được tha. Như vậy, rất khó nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo phải xem xét kỹ, thống kê lại bao nhiêu vụ án đang được điều tra, phạm nhân đang bị giam giữ với tội danh này để báo cáo cụ thể và cân nhắc trước khi quyết định.
Có quan điểm ngược lại, đại biểu Trần Du Lịch tranh luận rằng không thể vì vụ việc Vinashin mà thay đổi cả một chính sách hình sự. Đại biểu nêu rõ sự sai phạm ở Vinashin liên quan đến cả quá trình quản lý, sử dụng vốn Nhà nước trong một thời gian dài. Và vừa qua, Quốc hội đã ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh để chấn chỉnh việc này. “Chúng ta không vì thế mà bắt tất cả xã hội phải thêm tội danh “vét” này”, đại biểu nói.
Phản biện ý kiến này, đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng sẽ rất nghiêm trọng nếu bỏ tội cố ý làm trái này, bởi nó có thể khiến một loạt tội phạm kinh tế lập tức được thả, trong đó có những vụ án nghiêm trọng. “Phải nghiên cứu thận trọng, sửa đổi cụ thể, không thể bỏ tội này. Dù liệt kê đến mấy thì cũng khó kể hết các tội mà các luật chuyên ngành điều chỉnh”, đại biểu Đỗ Văn Đương nêu quan điểm.
Tham nhũng đền tiền có nên được giảm tội?
Việc áp dụng hình phạt thay thế đối với một số tội phạm kinh tế cũng là vấn đề đang còn ý kiến khác nhau.
Đề xuất việc tăng hình phạt bằng tiền, tài sản đối với một số tội phạm kinh tế, đại biểu, Trung tướng Trần Văn Độ nêu thực trạng việc thu hồi được tài sản của các vụ án tham nhũng là rất ít, do đó nếu có biện pháp nào đó để thu hồi tài sản thì nên áp dụng. Với tội tham ô, tội tham nhũng, đại biểu đề nghị tịch thu tài sản là biện pháp bắt buộc chứ không phải “có thể”. Trước nay, chúng ta vẫn áp dụng biện pháp tịch thu theo con đường tư pháp, tức là phải chứng minh tài sản đó do phạm tội mà có thì mới được tịch thu và việc chứng minh thường khó khăn. Tuy nhiên, nếu coi đây là hình phạt thì sẽ không cần chứng minh mà áp dụng luôn".
Đại biểu cũng ủng hộ coi việc bồi thường bằng tiền là hình thức để được giảm nhẹ hình phạt. “Không nên có quan điểm cho rằng đây là dùng tiền mua tội… như vậy sẽ làm giảm hiệu lực của các biện pháp hình sự”, đại biểu nói.
Đây cũng là quan điểm được đại biểu Trần Du Lịch đồng tình: “Tôi ủng hộ quan điểm về hình sự của đại biểu Trần Văn Độ. BLHS phải thể hiện quan điểm của Nhà nước về xử lý hình sự, không nên để cảm xúc chi phối”.
Từ góc nhìn khác, đại biểu Nguyễn Anh Sơn lại cho rằng nếu quy định nộp tiền sẽ được giảm nhẹ hình phạt có thể làm nảy sinh tư tưởng, cứ tham nhũng, tiêu xài, rồi nếu bị phát hiện thì nộp phạt là được giảm tội… Như vậy, sẽ mất tính nghiêm minh của pháp luật.
Với rất nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi, phiên họp bàn về BLHS sửa đổi sẽ được tiếp tục vào sáng ngày 26/8, kéo dài hơn chương trình dự kiến là trong chiều 25/8./.
H.Y
相关文章
随便看看