【ngoại hạng đức】Tỷ giá cuối năm 2016 có thể ở mức 23.300 đồng/USD?
>> Nới biên độ tỷ giá: Phản ứng cần thiết, kịp thời
>> Việt Nam không lao vào 'chiến tranh tiền tệ' khi điều chỉnh tỷ giá
>> TS. Phạm Sỹ Thành: 'Tỷ giá nên được điều chỉnh trên 4%'
Đồng Việt Nam đã tăng giá tới 9%
Theo phân tích của Ngân hàng HSBC, nỗi lo sợ tỷ giá sẽ làm tổn thương khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam là có căn cứ. Trước khi có việc giảm giá VND và nới biên độ giao dịch gần đây, việc NHNN đảm bảo sự ổn định của VND khiến đây là một trong những loại tiền tệ mạnh nhất châu Á trong năm 2015. Theo ước tính của HSBC, đồng Việt Nam đã tăng 9% so với năm trước trên cơ sở tính tỷ giá hối đoái hiệu quả thực, đây là mức độ tăng giá nhanh nhất kể từ năm 2000.
Không giống như cách đây vài năm, NHNN hiện nay cũng có nhiều dư địa để thực hiện việc giảm giá VND. Lạm phát đang ở mức thấp lịch sử nhờ vào giá dầu trên toàn cầu giảm, và có ít lo ngại việc tỷ giá suy yếu sẽ dẫn đến việc giá cả tăng vọt. Thêm nữa, lãi suất thực cao hơn cũng giảm thiểu nhiều rủi ro từ các dòng vốn nội địa chảy ra ngoài.
Việc giảm giá tiền đồng và nới rộng biên độ giao dịch không chỉ để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Động thái này một phần nhằm chuẩn bị cho các biến động trong tương lai khi FED có khả năng tăng lãi suất vào đầu tháng 9 năm nay.
Nền kinh tế chịu được lần phá giá thứ 3
Dự báo về diễn biến tiền đồng thời gian tới, HSBC cho rằng, đồng Nhân dân tệ sẽ còn giảm giá thêm khi Trung Quốc cho phép tỷ giá biến động theo thị trường và áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ. Điều này có nghĩa rằng, NHNN sẽ phải giảm giá VND thêm nữa nếu muốn các doanh nghiệp xuất khẩu duy trì năng lực cạnh tranh với Trung Quốc. Ngoài ra, nếu như FED bắt đầu tăng lãi suất trong năm nay, VND cũng đối mặt với áp lực đồng tiền xuất ngoại thêm nữa.
Tuy nhiên, VND ít có cơ hội giảm giá mạnh trong năm nay. Nền kinh tế Việt Nam là một trong những điểm sáng trong khu vực châu Á. Nhu cầu nội địa đã hồi phục và cán cân thanh toán cân bằng hơn cộng với mức độ lạm phát thấp và lãi suất thực tế khá cao cho phép các chính sách tỷ giá trở nên linh động hơn trong khả năng kiểm soát nhu cầu USD.
Chính vì vậy, các nhà chiến lược về ngoại hối của HSBC đã điều chỉnh dự báo về tỷ giá USD/VND theo hướng tiền đồng sẽ giảm giá thêm 2% so với USD trong năm 2015 và thêm 2% nữa trong năm 2016. Từ nay đến cuối năm 2015, tỷ giá USD/VND sẽ ở mức 22.800 đồng/USD và cuối năm 2016 là 23.300 đồng/USD.
Từ quan điểm kinh tế cơ bản, các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế có thể chịu được việc VND giảm giá lần thứ ba trong năm nay. Lạm phát đang ở mức thấp kỷ lục trong vài tháng gần đây, sau tác động của nhiều lần giảm giá xăng dầu. Hơn nữa, Bộ Tài chính vừa có công văn yêu cầu các đơn vị tài chính địa phương tăng cường quản lý các chi phí vận chuyển nhằm ngăn chặn việc tăng giá và đảm bảo lợi ích của việc giảm giá xăng dầu tiếp tục được chuyển sang người tiêu dùng. Điều này sẽ giúp kiềm chế áp lực lạm phát.
Về tác động với nợ công, HSBC cho rằng, ngay cả khi giảm giá thêm 2% từ nay đến cuối năm trong năm nay theo như dự báo thì cũng không tạo ra nhiều áp lực lên hệ thống tài chính trong nước trong bối cảnh mức nợ nước ngoài ngắn hạn khá nhỏ và có thể kiểm soát được. Thực tế, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nợ ngắn hạn thấp nhất thứ ba trong khu vực châu Á, mặc dù tổng số nợ nước ngoài đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Thay vào đó, cần đảm bảo rằng xuất khẩu của Việt Nam không bị mất khả năng cạnh tranh so với các nước láng giềng trong khu vực. |
H.Y
相关推荐
- Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
- Hà Nội khởi động Tháng Khuyến mại tiêu dùng 4.0
- Thách thức danh hài:Cặp đôi lớp 12 làm Trấn Thành cười nghiêng ngả
- Xét nghiệm nước miễn phí cho người dân sử dụng nước sông Đà
- Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê
- Hà Nội: Tăng cường thu ngân sách những tháng cuối năm
- Gala Xiếc quốc tế Mùng 1 Tết
- Áp thấp trên Biển Đông khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới