Bài cuối NGUYỄN HỒNG TRÀ Ủy viên Ban Thường vụ,Địnhhướngphaacutettriểnnguồnnhacircnlựcđếnnăwolfsburg – leverkusen Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy BPO - Bình Phước nằm trong khu vực Đông Nam Bộ có tốc độ phát triển mạnh, trong đó ngành nông - lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, nhu cầu đào tạo nghề nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ, từng bước giảm dần tỷ trọng ngành sản xuất nông - lâm nghiệp là việc làm có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển chung nền kinh tế của tỉnh ở hiện tại và tương lai. Nền tảng phát triển hệ thống đào tạo nghề Kết luận số 374-KL/TU ngày 25-6-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thu hút, chuyển đổi cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã chỉ rõ trong mỗi giai đoạn, chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh nếu được thực hiện nghiêm và phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, do đổi mới cơ chế quản lý, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nên các cấp, ngành, các đơn vị cơ sở, tổ chức xã hội và toàn dân đã chủ động tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội địa phương. Chủ trương của Tỉnh ủy hiện nay cũng đã tạo cơ hội và điều kiện cho các địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng là cách hữu hiệu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Như vậy, người lao động muốn có việc làm ổn định thì phải tham gia đào tạo nghề, học nghề để nâng cao chuyên môn, tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp, từ đó đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp cũng như nâng cao chất lượng đào tạo nghề hiện nay.
Xác định đào tạo nghề là khâu quan trọng trong hệ thống giáo dục, có tác động mạnh mẽ và rõ rệt đến chất lượng đội ngũ lao động tại các cơ sở trực tiếp sản xuất trong nền kinh tế, vì vậy đòi hỏi cấp ủy, chính quyền các cấp phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thật tốt công tác tuyên truyền, vận động làm nền tảng cho việc triển khai phát triển hệ đào tạo nghề cho con em, người lao động tại địa phương mình. Từ đó kịp thời đáp ứng tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với thách thức của toàn cầu hóa và yêu cầu hội nhập khu vực, quốc tế nhưng phải nhất quán với chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh và chính quyền các cấp về phát triển dạy nghề. Hiện nay, nền kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa nhiều vào các ngành khai thác nông - lâm sản cùng với thực trạng xuất phát từ nguồn lao động chủ yếu là tay nghề thấp, trước tình hình đó, việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vô cùng cấp thiết. Nhiệm vụ quan trọng này đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ trên nhiều phương diện, trong đó vai trò hoạch định của các cơ quan chức năng hiện nay trong đào tạo nghề là một trong những khâu quan trọng đầu tiên. Thực tế hiện nay, phần lớn sinh viên ra trường, thậm chí tốt nghiệp ở các trường đại học kỹ thuật cũng chưa thể bắt tay ngay vào làm những công việc chuyên môn; có sinh viên không thể tự lên kế hoạch học tập để hoàn thiện mình trong công việc; sinh viên thiếu hoặc chưa có những kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ công việc được giao trong khi các doanh nghiệp lại cần người lao động thực chất về nhu cầu năng lực, trình độ. Để thu hút, chuyển đổi cơ cấu lao động đủ về số lượng, có chất lượng, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tăng cường phát triển nguồn lao động qua đào tạo có kỹ năng nghề, nhất là lao động có bằng cấp, chứng chỉ, có tay nghề cao; góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 30-9-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025 có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS, ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đến năm 2025 đạt 30%. Quy mô đào tạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt 20.000 người/năm, trong đó 20% trình độ trung cấp trở lên. Thu hút ít nhất 1 phân hiệu đại học với quy mô đào tạo từ 1.000 sinh viên/năm; 40% lao động được hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn giới thiệu việc làm, phấn đấu thu hút lao động ngoài tỉnh trên 10.000 lao động/năm. Đồng thời phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đến năm 2030 là hơn 35%. Quy mô đào tạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt 22.000-25.000 người/năm, trong đó 20% trình độ trung cấp trở lên. Năm 2030 có 45% lao động được hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn giới thiệu việc làm. Phấn đấu đến năm 2030 sẽ tiếp tục thành lập thêm 1 phân hiệu của trường đại học với quy mô hơn 1.000 sinh viên. Đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra và tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề ngày càng đi vào thực chất, có hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới, trong thời gian tới, Tỉnh ủy yêu cầu cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý nhà nước của các cấp chính quyền trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong quá trình tổ chức thực hiện, coi công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục rà soát, bổ sung kế hoạch nhằm cụ thể hóa và thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp về công tác này; phân công nhiệm vụ gắn với trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề, hằng năm cấp ủy chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ này, coi đây là một tiêu chí để công nhận tập thể và cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong phát triển giáo dục nghề nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp có đủ điều kiện tích cực tham gia vào công tác đào tạo nghề và trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trong quá trình tham gia, doanh nghiệp sẽ góp ý cho chính quyền các cấp định hướng đúng ngành nghề cần đào tạo phù hợp với công việc của doanh nghiệp và thực tiễn hiện nay. Bởi doanh nghiệp là một trong 3 nhân tố tạo nên sự đột phá lớn cho giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng tuyên truyền công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát huy vai trò của MTTQ và các thành viên, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh, đổi mới phương thức tuyên truyền theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp từng đối tượng. Qua đó thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, làm tốt hơn nữa việc phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần quan trọng vào kết quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuyên truyền về quyền và lợi ích của người học, cá nhân, tập thể khi tham gia vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn; lồng ghép trong công tác tuyên truyền những nội dung hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại các cơ sở giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phát huy vai trò của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ trong công tác tham mưu UBND tỉnh tăng cường đầu tư cho các trường: Cao đẳng Bình Phước, Cao đẳng nghiệp vụ cao su, các trung tâm dạy nghề của hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên trong công tác giáo dục nghề nghiệp, tư vấn, vận động hội viên, đoàn viên thực hiện tốt quyền và trách nhiệm khi tham gia công tác đào tạo nghề. Qua đó nhằm huy động nguồn lực học nghề trong toàn xã hội; khuyến khích các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia tích cực hơn nữa vào công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Chính quyền các cấp tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động để người dân chủ động lựa chọn nghề cần đào tạo. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn phải phối hợp với doanh nghiệp, khu công nghiệp thực hiện nghiêm việc gắn đào tạo lý thuyết với thực hành tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sau khi đào tạo nghề thì người lao động có thể thực hành nghề tốt. Bên cạnh đó, giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu giải pháp khả thi, thực hiện tốt chính sách thu hút học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề, xây dựng lộ trình đến năm 2030 ít nhất phân luồng được 20-30% học sinh sau THCS đi học nghề. Nâng dần tỷ lệ học sinh vừa học văn hóa kết hợp với học nghề. Chỉ đạo các trường THCS, THPT đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp theo hướng phối hợp với doanh nghiệp tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh. |