Thịt bò Kobe trứ danh được biết đến với phương pháp chăn nuôi đặc biệt,ịtbòKobenháiđượcchuộngởMỹcroatia u19 hàng ngày bò còn được massage với rượu sakê để những lớp mỡ hòa quyện vào thịt nạc, khiến thịt trở nên béo ngậy, thơm ngon. Tuy nhiên, hiện nay thế giới chỉ có Macau nhập khẩu thịt bò Kobe chính hiệu.
Vậy toàn thế giới ăn thịt bò Kobe xuất xứ từ đâu?
Từ những năm 1970, các nhà chăn nuôi Mỹ, Anh, Canada, Úc, Pháp… đã nảy ra sáng kiến sản xuất thịt bò kiểu Kobe. Họ nhập bò Wagyu Nhật Bản để giao phối với bò cái giống Angus, Charollais, Limousin... là những giống bò thịt nổi tiếng tại Mỹ và Pháp.
Kết quả của việc cố gắng lai giống là những bò lai ½ Wagyu và ½ Angus. Tại các trang trại chăn nuôi, người nông dân cũng bắt chước cách nuôi của Nhật như cho bò uống bia, massage nhưng lại cho ăn cỏ và ngô Mỹ. Giống bò này mang ít nhiều tính chất Wagyu và cho ra loại thịt bò có phẩm chất cao, nhưng không thể sánh bằng Kobe chính thống nuôi tại Nhật Bản.
Trang trại Meadows, nơi cung cấp thịt bò Kobe kiểu Mỹ ra thị trường. Ảnh: MSBC |
Kobe mà không phải... Kobe!
Bộ Nông nghiệp Mỹ không cho phép sử dụng cụm từ “Kobe” đơn thuần để dán mác cho loại thịt bò Kobe kiểu Mỹ. Các quan chức chỉ cho phép sử dụng cụm từ: “Kiểu Mỹ” (American Style) hoặc Thịt bò Kobe hiệu Mỹ (American Brand Kobe Beef ) cho các sản phẩm được sản xuất nội địa. Sản phẩm này được các nhà hàng Mỹ gọi là thịt bò Wagyu.
170 đầu gia súc có 200 mẫu đất để đi “dạo” |
Tại trang trại Meadows (Cazenovia, New York, Mỹ), chủ trang trại Avery đã bỏ qua bước chăn bò bằng bia và rượu sake, nhưng 170 đầu gia súc lại có 200 mẫu đất để đi “dạo”, diện tích được cho là lý tưởng để tạo nên những thớ thịt thơm ngon. Giống bò này được chăn từ 26 đến 32 tháng, nhiều hơn so với giống bò thường của Mỹ chỉ được chăn trong 18 tháng.
Bắt đầu từ năm 2002, Avery mua một chú bò đực thuần chủng từ Nhật Bản và 8 con bò cái đang mang thai qua đường hàng không. Anh không bán thế hệ bò đầu tiên mà để chúng tiếp tục sinh sản.
Những chú bò được đánh số và đặt tên |
Avery chăm sóc đàn bò nhiều đến mức còn đặt tên cho chúng. Chú bò đầu tiên của anh có tên là Ito. Sau 8 năm phục vụ trang trại, Ito vẫn bị đưa vào lò mổ mặc dù chú rất gắn bó với gia đình anh. Avery cho biết quả thật thịt Ito rất ngon.
Đối với người Nhật, thịt bò của Mỹ có màu sậm và hương vị gắt hơn Kobe thứ thiệt. Người Mỹ lại cho rằng Kobe của Nhật chỉ bởi nổi tiếng kỹ nghệ chăn nuôi Nhật Bản cố tình đặt ra và thổi phồng lên.
Thịt bò Kobe mà không phải Kobe! |
Chỉ cần mác Kobe, bao nhiêu cũng không đủ
Bộ Nông nghiệp Mỹ xếp hạng thịt bò sản xuất tại Mỹ theo các thứ hạng: Prime (loại ngon), Choice (vừa) và Select (bình dân) nhưng họ không xếp hạng thịt bò Kobe Nhật Bản vì loại này quá đặc biệt. Hầu hết sản phẩm thịt bò Kobe kiểu Mỹ chỉ được xếp hạng Prime là cao nhất.
Jerry Wilson, một chủ trang trại bò Wagyu, cho biết từ khi có lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Kobe Nhật Bản vào Mỹ, trang trại của anh đã phải hoạt động hết công suất để cung ứng cho thịt trường.
Nhiều trang trại đã phải hoạt động hết công suất để cung ứng cho thịt trường. |
Theo ông Michael Beattie - Chủ tịch Hiệp hội các nhà cung cấp thịt bò, hiệp hội có hơn 150 thành viên, trong đó trang trại lớn nhất là Snake River Farms tại Idaho, cung cấp từ 10.000.000 đến 15.000.000 đầu gia súc mỗi năm cho hơn 34 triệu bữa ăn của người Mỹ. Snake River Farms tăng trưởng 20% mỗi năm từ thịt bò Kobe và các sản phẩm đi kèm như hamburger và xúc xích bò Wagyu.
Ông Beattie cho biết, nguồn cầu của thị trường đang ngày một tăng lên, có thể thịt bò Kobe nội địa sẽ không đáp ứng đủ, mà còn phải nhập khẩu thêm từ Úc.
Từ năm 2002, các nhà hàng tại Mỹ đã quen sử dụng thịt bò Kobe nội địa. Thực chất không phải tất cả Wagyu bán cho người tiêu dùng đều có chất lượng như nhau. Người tiêu dùng chỉ nhìn nhãn mác có chữ Kobe thì đinh ninh là thịt bò Kobe từ Nhật Bản mà không hề hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Hạnh Lê