Nâng tỷ lệ thu hồi,ỳvọngnộptiềngiảmábảng xếp hạng 2 thổ nhĩ kỳ kê biên tài sản trong các vụ án tham nhũng đạt trên 60% | |
Thường trực Ban Bí thư: Chú trọng phát hiện, xử lý vụ án tham nhũng | |
Nói lời sau cùng, cựu Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến xin giảm án cho cấp dưới |
Ảnh minh họa |
Đây được xem là bài toán khả thi trong bối cảnh công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự tham nhũng, kinh tế thời gian gần đây rất khó khăn. Theo báo cáo của Ban Nội chính Trung ương, cơ quan thi hành án dân sự các cấp trong 10 năm (2011-2021) đã thu hồi 61 nghìn tỷ đồng, đạt 34,7%, trong đó chỉ riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã thu hồi được gần 50 nghìn tỷ đồng, đạt 41,3%.
Còn trong 6 tháng đầu năm 2022, tính riêng về công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự tham nhũng, kinh tế (thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo), tổng số tiền phải thi hành là hơn 129.619 tỷ đồng, số đã thi hành xong là gần 50 nghìn tỷ đồng, còn phải thi hành gần 80 nghìn tỷ đồng. Con số này được xem là bài toán khó đối với cơ quan quản lý Nhà nước bởi thực tế có nhiều vụ án về tham nhũng, kinh tế, chức vụ có số lượng tiền, tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát lớn nhưng không thể thu hồi. Theo quy định pháp luật, việc thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện thông qua các biện pháp tố tụng: kê biên tài sản, nhà đất, cổ phần, cổ phiếu, phong tỏa tài khoản ngân hàng… Tuy nhiên, hầu hết các vụ án kinh tế, tham nhũng thường được thực hiện trong thời gian dài mới bị phát hiện, các đối tượng liên quan đã tẩu tán tài sản…
Nhìn thẳng thực tế, những năm qua, việc xử lý tội phạm tham nhũng thường tập trung vào việc xử lý hành vi, xử lý con người mà chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi tài sản tham nhũng. Trong khi đó, việc cho phép tội phạm tham nhũng nộp tiền khắc phục hậu quả để không bị xử lý hình sự không phải là quan điểm mới.
Từ năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Kết luận số 21- KL/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí, yêu cầu các cơ quan chức năng: “Sửa đổi pháp luật hình sự theo hướng tăng hình thức phạt tiền, miễn hoặc giảm hình phạt khác đối với những đối tượng có hành vi tham nhũng nhưng đã chủ động khai báo, khắc phục hậu quả”. Còn tại Điều 40, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định giảm hình phạt tử hình xuống thành tù chung thân đối với trường hợp chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý... Do vậy, bên cạnh hoàn thiện các quy định pháp lý như trên, cơ quan chức năng cần có cơ chế công khai đăng ký tài sản; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin tài sản đăng ký...