Ước mơ hơn 20 năm
Chị Nguyễn Phương Thảo (SN 1968) là người gốc Huế. Hiện tại,ườiphụnữHuếởHungarymởvườnnhàmờihàngxómtậplàmnôngdâmilan vs lecce chị sinh sống và làm việc tại Budapest, Hungary.
Rời quê hương, chị mang theo tình yêu cây cỏ sang nước bạn định cư. Suốt gần 30 năm qua, chị dành nhiều tâm huyết, công sức để xây dựng vườn hoa đẹp như cổ tích.
Khu vườn tràn ngập các loại hoa hồng của chị gây “sốt” trên nhiều trang mạng xã hội. Thời gian gần đây, chị tiếp tục khiến nhiều người ngỡ ngàng khi “khoe” vườn cây trái, rau củ Việt Nam xanh mướt mắt.
Đặc biệt, khu vườn không chỉ là kết quả của niềm đam mê trồng hoa cỏ từ lúc còn rất nhỏ của chị. Nó còn là nơi chị thỏa nỗi nhớ quê hương, giới thiệu rau củ Việt Nam đến những người hàng xóm.
Đến nay, chị đã xa Việt Nam gần 30 năm. Trong những năm tháng sống tại Budapest, lúc nào chị Thảo cũng nhớ quê nhà. Chị luôn ao ước đem những hình ảnh, vật dụng gắn bó với quê hương sang Budapest để đỡ nhớ quê.
Đến năm 2006, khi có điều kiện, chị xây dựng ngôi nhà theo kiến trúc Việt Nam tại Hungary. Căn nhà được chị thiết kế “theo phong cách Huế, có dáng dấp của Đại nội Huế”.
Chị đặt tên cho nó là Ngôi nhà Việt. Bên trong, chị trưng bày các vật dụng gắn bó, thân thuộc với đời sống sinh hoạt của người Việt Nam như: Đôi quang gánh, chiếc chõng tre, cái lu đựng nước mưa... Tất cả các vật dụng này đều được chị cất công sưu tầm, mang từ Việt Nam qua.
Thật bất ngờ, sau khi được xây dựng, ngôi nhà đã thu hút sự chú ý, quan tâm của rất nhiều bạn bè là người nước ngoài của chị. Tại đây, họ được tìm hiểu thêm và có những tình cảm đặc biệt về đất nước, con người Việt Nam.
Chị chia sẻ: “Ngôi nhà Việt cũng được nhiều đoàn làm việc từ Việt Nam đến tham quan khi sang thăm và làm việc tại Hungary. Đặc biệt, năm 2010 tại Ngôi nhà Việt, chúng tôi cũng tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long”.
Sau khi xây dựng nhà, chị Thảo thường xuyên tự tổ chức các ngày kỷ niệm của Việt Nam để vơi bớt nỗi nhớ quê nhà. Ngày Việt Nam được tổ chức mỗi khi chị có thời gian hoặc được bạn bè, hàng xóm yêu cầu.
Trong ngày này, chị Thảo cố gắng tái hiện hình ảnh quê nhà bằng cách nấu món ăn Việt, giới thiệu đặc sản quê nhà đến bạn bè.
Là người "yêu bếp", mỗi khi có thời gian, chị Thảo cũng thường xuyên mở các khoá hướng dẫn nấu món ăn Việt Nam.
“Các khóa học này thường được tôi mở theo yêu cầu của người Hungary. Các bạn Hungary rất thích món ăn Việt Nam, đặc biệt là phở”, chị chia sẻ.
Lan tỏa thú vui trồng cây, rau Việt
Năm 2020, khi đại dịch bùng phát, chị Thảo buộc phải hạn chế ra ngoài. Để xoa dịu nỗi nhớ quê hương, chị quyết định lan tỏa thú vui trồng cây, rau củ, đặc biệt là các loại rau củ của Việt Nam đến những người xung quanh.
Bước đầu, chị đến vùng đất tỉnh lẻ, cách Budapest hơn 200km để thuê đất, trồng thử rau củ Việt. Tại đây, chị biến mình thành một người nông dân thực thụ. Chị cùng mọi người làm đất, chăm cây đợi ngày thu hoạch.
Sau khi trồng thử nghiệm thành công, chị trở về cải tạo đất tại Budapest để trồng cây trái, rau củ. Không lâu sau, chị đã có riêng cho mình vườn rau củ rộng, xanh mướt mắt.
Chị nói: “Trong vườn, tôi trồng nhiều loại rau cải, rau mùng tơi, khoai lang, bí, bầu, mướp, khổ qua, ngô, đậu… Trước đó, tôi đã giới thiệu các món ăn từ rau củ Việt cho bạn bè nước ngoài. Thế nên khi có vườn rau, tôi dễ dàng hơn trong việc cung cấp rau cho họ chế biến món ăn Việt.
Khi ăn rau củ Việt Nam, họ rất thích và đã đến vườn của tôi để hái về nấu. Số tiền thu về từ việc cung cấp rau rất ít nhưng tôi rất vui vì đã làm cho bạn bè yêu thích rau củ, cây trồng Việt Nam”.
Tình yêu cây cỏ của chị Thảo cũng lan tỏa đến những người sinh sống xung quanh mình. Thấy chị trồng thành công vườn cây xanh um hoa trái, nhiều người dân địa phương cũng bắt đầu học tập, xới đất làm vườn.
Những người không có không gian, thời gian để làm vườn thì tìm đến vườn của chị để được hòa mình vào hoa lá, cây cỏ. Các bậc phụ huynh cũng thường xuyên đem con cái đến vườn của chị để học tập, tìm hiểu về các loài rau, cây ăn trái.
Chị Thảo chia sẻ: “Khu vườn của tôi bây giờ là niềm vui của nhiều người, đặc biệt là các cháu thiếu nhi người Việt lẫn người nước ngoài đang sinh sống tại Budapest. Hằng ngày, mọi người thường đến vườn tập làm nông dân, làm quen với cây cối.
Tôi nghĩ rằng cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất của chúng ta là chạm tay vào cỏ cây, hòa mình vào thiên nhiên. Tôi mong muốn thông qua việc này sẽ ngày càng có nhiều người yêu hoa và cây hơn. Tôi cũng mong từ khu vườn, bạn bè quốc tế sẽ biết nhiều hơn về cây trái, con người Việt Nam".