【la paz vs】Công an Bình Dương cảnh báo người dân khi chuyển tiền đến tài khoản “lạ”
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 17:08:03 评论数:
Mất gần nửa tỷ đồng vì “việc nhẹ online”
Một trong những thủ đoạn nhằm chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng khá phổ biến hiện nay là đối tượng lợi dụng nhu cầu tìm việc làm tại nhà của người dân để giăng bẫy “làm việc nhẹ online,lạla paz vs kiếm tiền thật”. Ban đầu, đối tượng giả vờ cho nạn nhân nhận được một số tiền khi hoàn thành nhiệm vụ ở mức thấp. Tưởng dễ kiếm tiền, nạn nhân chuyển số tiền lớn để làm nhiệm vụ “vip” với mong muốn nhận lại được nhiều tiền hơn nhưng không ngờ bị “sập bẫy” đối tượng lừa đảo.
Công an TP.Thuận An tuyên truyền, vận động người dân cảnh giác với tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.
Điển hình như trường hợp của anh Phạm Văn Th. (SN 1988, quê Kiên Giang, tạm trú tại phường Thuận Giao, TP.Thuận An) bị chiếm đoạt gần 500 triệu đồng. Trước đó, anh Th. truy cập vào Facebook thì thấy có đường link để làm nhiệm vụ kiếm tiền nên bấm vào và thực hiện theo hướng dẫn. Để hoàn thành nhiệm vụ, anh Th. đã chuyển tiền 3 lần và nhận được 270.000 đồng. Thấy dễ có tiền, anh Th. chuyển khoản thêm 14 lần với tổng số tiền trên 432 triệu đồng. Tuy nhiên sau khi chuyển tiền xong, đối tượng đã lấy nhiều lý do buộc anh Th. chuyển thêm tiền mới có thể rút được tiền về tài khoản. Do nghi ngờ bị lừa đảo nên anh Th. không thực hiện nữa.
Đáng nói sau khi bị lừa, anh Th. lên mạng xã hội Facebook tìm cách lấy lại tiền thì thấy có bài đăng của “Luật sư online” nên liên hệ và được hướng dẫn phải chuyển trước tiền phí. Do tin tưởng, anh Th. đã chuyển hơn 56 triệu đồng đến số tài khoản do “Luật sư online” chỉ định. Tuy nhiên sau khi thực hiện, anh Th. không lấy lại được tiền nên đã đến cơ quan công an trình báo về toàn bộ nội dung vụ việc nói trên. Tổng số tiền cả hai lần anh Th. bị chiếm đoạt là 489 triệu đồng.
“Sập bẫy” công an dỏm
Ngoài thủ đoạn trên, hiện nay kẻ gian thường giả cán bộ cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu người dân nâng cấp tài khoản định danh điện tử, căn cước công dân, thuê bao di động… để lừa. Nhằm dẫn dụ nạn nhân vào “bẫy”, đối tượng gửi một đường link lạ đến người dân và yêu cầu tải về để khai báo thông tin cá nhân. Khi truy cập vào đường link này, thiết bị di động của người dân sẽ bị kẻ gian chiếm quyền điều khiển với mục đích chiếm đoạt hết số tiền trong tài khoản của nạn nhân. Với thủ đoạn này, kẻ gian đã chiếm đoạt 159 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng của chị Cù Thị Bích H. (SN 1989) và chồng là anh Lương Hoàng T. (SN 1982, ngụ TP.Thuận An).
Trước tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng diễn biến phức tạp, cùng với vai trò của ngành chức năng, BCĐ 138 tỉnh đề nghị mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người thân, gia đình tham gia phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao bằng cách: Bảo vệ mật khẩu, thông tin cá nhân, thiết bị công nghệ và tài khoản ngân hàng của mình; kịp thời tố giác tội phạm và đối tượng vi phạm pháp luật khác có liên quan sử dụng công nghệ cao với cơ quan chức năng…Trước đó, chị H. nhận được điện thoại của người tự xưng là “Công an phường” hướng dẫn nâng cấp căn cước công dân, đồng thời báo sẽ có Công an tỉnh điện lại. Sau đó có một người gọi cho chị H. yêu cầu kết bạn Zalo để thuận tiện hướng dẫn nhưng chị không đồng ý. Tuy nhiên, vẫn có một người tên Nam gọi điện cho chị H. và hướng dẫn chị truy cập vào đường link Dichvucong.oggov. com.
Sau đó, chị H. đã làm theo và tải một ứng dụng từ đường link này về, lúc này điện thoại của chị hiện lên một ứng dụng với tên gọi “Cổng dịch vụ công Bộ Công an” có giao diện giống với dịch vụ công của Bộ Công an. Tiếp theo, đối tượng hướng dẫn chị H. chụp ảnh căn cước công dân rồi đính kèm vào ứng dụng theo hướng dẫn; đồng thời yêu cầu chị H. chuyển tiền phí nâng cấp căn cước công dân là 12.000 đồng.
Không dừng lại, đối tượng còn yêu cầu chồng chị H. là anh T. truy cập vào đường link Dichvucong.oggov.com để được hướng dẫn nâng cấp căn cước công dân. Tuy nhiên, do anh T. không nhớ mật khẩu nên không làm theo yêu cầu của đối tượng. Lúc này anh T. nghi vấn đối tượng là lừa đảo nên yêu cầu vợ kiểm tra lại số tiền trong tài khoản ngân hàng thì phát hiện 159 triệu đồng đã bị rút hết.
Để không trở thành nạn nhân của loại tội phạm trên, cơ quan công an khuyến cáo người dân cảnh giác với các cuộc gọi, nhắn tin từ người “lạ” tự xưng là cán bộ cơ quan chức năng hướng dẫn các thủ tục dịch vụ công trực tuyến. Người dân không cung cấp thông tin cá nhân và cũng không làm theo các hướng dẫn cài đặt các phần mềm thông qua điện thoại. Người dân chỉ cài đặt phần mềm được cung cấp bởi cơ quan chức năng hoặc tải về trực tiếp trên trang điện tử chính thống của cơ quan chức năng. Khi cần thiết phải cài đặt bất kỳ phần mềm nào, người dân nên đọc kỹ thông tin, cảnh báo trước khi xác nhận đồng ý tất cả các tài khoản và chỉ truy cập, tải và cài đặt ứng dụng chính thống qua Google Play và Apple Store.
Gần 330 tỷ đồng “bốc hơi” chỉ trong 2 năm
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh (gọi tắt là BCĐ 138 tỉnh), trong 2 năm gần đây, công an các cấp trong tỉnh đã tiếp nhận 215 tin báo, tố giác tội phạm liên quan đến sử dụng công nghệ cao chiếm đoạt tài sản; đã khởi tố 67 vụ, 9 đối tượng. Mặc dù loại tội phạm này chỉ chiếm khoảng 2,67% trong cơ cấu tội phạm hình sự, nhưng lại gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, với tổng số tiền chiếm đoạt gần 329 tỷ đồng. Đáng chú ý, một số vụ có số lượng nạn nhân lớn hoặc một người bị chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng trong thời gian ngắn.