BP - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 và nhiệm vụ cấp nước nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM),ấtcocircngtrigravenhcấpnướcsinhhoạkết quả tỷ số hàn quốc năm 2017 Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 27-12-2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn và triển khai thực hiện nội dung cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM. Theo đó, các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn được chú trọng nâng cấp, sửa chữa, từ đó tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng cao.
Huy động nguồn lực cho cấp nước nông thôn
Từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư các dự án cấp bách khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn và vốn hỗ trợ đầu tư các dự án phòng, chống, khắc phục tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn vụ đông xuân, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT đã thực hiện đầu tư sửa chữa, nâng cấp 11 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh, gồm: xã Hưng Phước (Bù Đốp); rừng cấm, xã Lộc Tấn và xã Lộc Hiệp (Lộc Ninh); xã Minh Đức (Hớn Quản); xã Nha Bích (Chơn Thành); xã Phước Tín (Phước Long)... Tổng kinh phí thực hiện 49,646 tỷ đồng. Các công trình này đang trong giai đoạn triển khai thi công.
Một hộ dân ở xã Minh Hưng (Chơn Thành) được hỗ trợ đào giếng mới đảm bảo nước sinh hoạt hằng ngày
Song song đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã cho 10.757 hộ dân vay với tổng 62,505 tỷ đồng và nguồn vốn của dân đối ứng để lắp đặt, xây dựng và nâng cấp sửa chữa 10.757 công trình cấp nước nhỏ lẻ như: giếng đào, giếng khoan. Ngoài ra, từ các nguồn vốn đầu tư cho cấp nước sinh hoạt nông thôn và vốn nhân dân đối ứng để thực hiện, tính đến cuối năm 2017 toàn tỉnh có 792.171 người (94,22%) được sử dụng nước hợp vệ sinh, tăng 2,03% so năm 2016.
Nâng chất công trình cấp nước sinh hoạt tập trung
Thực hiện nội dung nước sạch nông thôn trong chương trình xây dựng NTM, theo đó, 12 xã xây dựng NTM năm 2017 của tỉnh đã hoàn thành tiêu chí tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT giao Chi cục Thủy lợi thực hiện quan trắc định kỳ chất lượng nguồn nước sinh hoạt nông thôn cho 132 hộ dân có công trình cấp nước nhỏ lẻ (giếng đào, giếng khoan) và 16 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Sau khi có kết quả quan trắc, Chi cục Thủy lợi đã có văn bản thông báo chất lượng nguồn nước, đồng thời tuyên truyền người dân giữ gìn bảo vệ nguồn nước và có giải pháp xử lý đối với một số nguồn nước chỉ tiêu vượt mức giới hạn cho phép.
Hiện nay, mô hình quản lý công trình sau đầu tư của tỉnh đang áp dụng là giao UBND các xã quản lý, khai thác công trình có quy mô nhỏ; giao doanh nghiệp (Công ty TNHH MTV Dịch vụ Thủy lợi Bình Phước) quản lý, khai thác công trình có quy mô vừa và lớn. Hiện trên địa bàn tỉnh có 8/39 công trình hoạt động bền vững (20,51%); 20 công trình hoạt động trung bình (51,28%); 7 công trình hoạt động kém (17,95%) và 4 công trình không hoạt động (10,25%). Nguyên nhân các công trình hoạt động kém hoặc không hoạt động một phần do ý thức của người dân về sử dụng nước sạch chưa cao, hộ dân chỉ sử dụng nước từ các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung vào mùa khô hạn. Hơn nữa, các công trình này được đầu tư xây dựng ở vùng sâu, xa, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân có đời sống khó khăn dẫn đến việc đầu tư kinh phí để đấu nối, sử dụng nước sạch còn hạn chế.
Đến năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 187.555 công trình cấp nước sinh hoạt nhỏ lẻ, do hộ dân tự bảo quản, sử dụng. Hiện nay, đa số người dân nông thôn đều ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt nên tự đầu tư kinh phí xây dựng, lắp đặt thiết bị xử lý nước quy mô hộ để có nguồn nước sạch sử dụng.
Trước thực trạng đó, năm 2018 đặt mục tiêu nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 93,5%, tăng 1,08% so năm 2017. Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT, dự kiến trong năm nay thực hiện nâng cấp, sửa chữa 11 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các xã: Tân Tiến (Bù Đốp); Phú Nghĩa, Bình Thắng, thôn 10, xã Đắk Ơ (Bù Gia Mập); Bom Bo, Phú Sơn, Đức Liễu (Bù Đăng); Tân Khai (Hớn Quản); Minh Long, Minh Lập (Chơn Thành); Thuận Lợi (Đồng Phú) sau khi được Trung ương bố trí vốn. Về cấp nước nhỏ lẻ: Theo báo cáo từ Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Bình Phước, trong năm 2018, vốn tín dụng cho Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh là 30 tỷ đồng; dự kiến có khoảng 2.500 hộ dân được vay vốn thực hiện cải tạo, nâng cấp giếng đào; xây dựng giếng đào, giếng khoan và lắp đặt thiết bị xử lý nước quy mô hộ để sử dụng nước hợp vệ sinh. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện 76,5 tỷ đồng. Trong đó: ngân sách Trung ương 44,5 tỷ, ngân sách địa phương 2 tỷ, vốn vay tín dụng của nhân dân 30 tỷ đồng.
Để việc quản lý vận hành, khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đạt hiệu quả cao, đòi hỏi sự quan tâm của cả cộng đồng, đặc biệt là chính quyền đang quản lý công trình và người dân hưởng lợi; đồng thời tăng cường truyền thông vận động nhân dân đăng ký sử dụng nước sinh hoạt từ các công trình, từ đó đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động các công trình cấp nước, Sở NN-PTNT đang phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng phương án xã hội hóa thí điểm quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung xã Tân Lập (Đồng Phú) để kêu gọi sự cộng đồng của xã hội.
T.Ngọc