游客发表

【xem bóng đá sôcôla】Mối nguy hại cần loại bỏ

发帖时间:2025-01-25 19:35:03

Dịp tết Nguyên đán vừa qua,ốinguyhạicầnloạibỏxem bóng đá sôcôla tôi có thời gian quây quần, trò chuyện với nhiều người bạn cũ. Cùng với việc chia sẻ về những vui, buồn, mừng, tủi trong cuộc sống cá nhân, chúng tôi cũng có nhiều thời gian để nói về công việc. Vốn đều là đảng viên và đang công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước nên cuộc trò chuyện đầu xuân cũng có nhiều câu chuyện về Đảng. Trong đó, nổi lên là việc một số cán bộ sa vào trung bình chủ nghĩa, sa sút ý chí phấn đấu. Một người bạn đang công tác tại một tỉnh miền núi phía Bắc cho biết, tại cơ quan có một số cán bộ trẻ khi mới được kết nạp Đảng, mới vào biên chế hoặc mới được vào quy hoạch thì vô cùng hăng hái và nhiệt huyết. Tuy nhiên, sau khi xin chuyển công tác về miền xuôi không được hoặc trong các đợt bổ nhiệm không được “ngồi” vào vị trí mong muốn đã trở nên chây ỳ, mặc kệ. Một người bạn khác đang công tác tại cơ quan cấp tỉnh lại kể về việc có “ông sếp” sắp nghỉ hưu nên làm việc cũng chỉ làng nhàng, mang tính chất cầm chừng, “được chăng hay chớ”, đùn đẩy cho cấp dưới. Trong khi đó, có người bạn lại phàn nàn về câu chuyện cán bộ cấp dưới làm việc theo lối mòn, “an phận thủ thường”, không chịu nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu kiến thức mới để nâng cao hiệu quả công tác. Khi nghe câu chuyện của các bạn, tôi nhìn lại chính trong cơ quan mình thì cũng giật mình vì bóng dáng của sự thờ ơ, sa sút ý chí phấn đấu cũng tồn tại không ít. Thế mới thấy, từ đảng viên cao tuổi cho đến đảng viên trẻ tuổi đều có thể mắc vào căn bệnh sa sút ý chí phấn đấu.

Mổ xẻ nguyên nhân của sự sa sút ý chí phấn đấu, có thể thấy có cả lý do khách quan lẫn chủ quan dẫn đến tình trạng này. Trước hết, chính bản thân người cán bộ thiếu tính chuyên nghiệp trong công việc, ngại khó, ngại khổ, chưa thấm nhuần “tính Đảng”. Nhiều người chỉ nghĩ đến những lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích của tập thể, của nhân dân, đến khi mục đích cá nhân không được thỏa mãn thì mặc kệ công việc. Có người thì mắc bệnh tự mãn, tự tin thái quá vào khả năng của bản thân, cho rằng mình là nhất nên không cần học hỏi, trau dồi, nghiên cứu thêm. Cũng có những người quá an phận, hài lòng với những gì đã có. Về mặt khách quan, chúng ta cũng không thể phủ nhận việc một số cán bộ sa sút ý chí phấn đấu bắt nguồn từ những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, sai lầm, tiêu cực trong công tác cán bộ. Có những nơi bố trí cán bộ nhưng không đúng chuyên môn, năng lực, sở trường dẫn đến không phát huy được khả năng, lâu dài khiến cán bộ thui chột ý chí tiến thủ. Trong công tác đánh giá cán bộ, như Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã chỉ ra, đây vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến. Cùng với đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm đổi mới; tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có cả người nhà, người thân, họ hàng xảy ra ở một số nơi, gây bức xúc; một số cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu gương mẫu, uy tín thấp… Những lý do này khiến người tài thì “dứt áo ra đi” còn người ở lại thì “an phận thủ thường”, làm việc “được chăng hay chớ”.

Dù với nguyên do gì, tình trạng cán bộ sa sút ý chí phấn đấu cũng gây ra những hệ lụy tiêu cực, đồng thời cũng là một nguy cơ đe dọa sự phát triển của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: “Không tiến bộ tức là thoái bộ, mà thoái bộ thì không làm tròn nhiệm vụ”. Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng xác định “sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác; né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao” là 1 trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị. Việc sa sút ý chí phấn đấu trước hết khiến cho chính bản thân người đảng viên thụt lùi so với sự vận động chung của xã hội; làm mất đi vai trò tiên phong, gương mẫu của người đảng viên. Đồng thời, điều này cũng khiến chất lượng, hiệu quả công tác của tập thể bị kéo lại. Nguy hiểm hơn, từ suy thoái về chính trị chỉ cần một bước nhỏ có thể đi đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Để đặc trị tình trạng sa sút ý chí phấn đấu, làm việc qua loa, đại khái, trung bình chủ nghĩa, cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp. Trước hết, mỗi đảng viên phải xác định cho mình mục tiêu, lý tưởng đúng đắn, không ngừng học tập, rèn luyện, thấm nhuần bổn phận đảng viên. Như Bác Hồ đã nêu rõ, bổn phận của đảng viên là: “Suốt đời tranh đấu cho dân tộc, cho Tổ quốc. Đặt lợi ích của cách mạng lên trên hết, lên trước hết. Hết sức giữ gìn kỷ luật và giữ bí mật của Đảng. Kiên quyết thi hành những nghị quyết của Đảng. Cố gắng làm kiểu mẫu cho quần chúng trong mọi việc. Cố gắng học tập chính trị, quân sự, văn hóa; phải gần gũi quần chúng, học hỏi quần chúng, cũng như phải lãnh đạo quần chúng”. Đồng thời, từng cấp ủy, tổ chức đảng phải làm tốt công tác cán bộ, phải đánh giá cán bộ một cách rõ ràng, thực sự trọng dụng người tài, vì việc mà bố trí người, kiên quyết chống chạy chức, chạy quyền, tạo cơ hội bình đẳng để mọi cán bộ, đảng viên có cơ hội được cống hiến, phấn đấu và phát triển.

Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Nếu cán bộ sa sút ý chí phấn đấu về lâu dài không chỉ gây lãng phí nguồn lực mà còn tạo mảnh đất màu mỡ để “mầm mống dân chủ” nảy sinh. Vì vậy, không thể để tình trạng cán bộ sa sút ý chí phấn đấu lây lan như mầm cỏ dại.

    热门排行

    友情链接