发布时间:2025-01-10 20:26:45 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Cụ thể, nguồn thu ngân sách từ thị trường BĐS gia tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Điển hình, tính đến ngày 10-11-2016, TP.HCM đã thu tiền sử dụng đất của 80 doanh nghiệp (DN) được 10.000 tỷ đồng, và còn 40 DN chưa nộp tiền sử dụng đất với số tiền 1.889 tỷ đồng.
Các DN BĐS Việt Nam đang thống lĩnh và dẫn dắt thị trường BĐS và cả thị trường mua bán sáp nhập DN, chuyển nhượng dự án. Trong các năm qua, thị trường BĐS thường nằm trong top 3 hấp thụ nguồn vốn FDI. Trong 11 tháng năm 2016 đã có gần 741 triệu USD vốn FDI vào BĐS, lượng kiều hối đổ vào thị trường BĐS chiếm trên 21% trong khoảng 5,7 tỷ USD kiều hối vào TP.HCM trong năm 2016.
Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng vào thị trường BĐS thành phố đạt khoảng 150.000 tỷ đồng, chiếm 10,6% tổng dư nợ tín dụng của thành phố và chiếm tỷ lệ 35,2% tổng dư nợ tín dụng BĐS cả nước (426.000 tỷ đồng), đạt mức tăng trưởng 14,2% so với năm 2015 (cao hơn cả nước). Nợ xấu BĐS chỉ khoảng 2,6% (thấp hơn tỷ lệ nợ xấu BĐS của cả nước).
TP.HCM đang quyết liệt triển khai kế hoạch xây dựng lại 474 chung cư cũ trước năm 1975 đang bị hư hỏng nặng và chỉnh trang nhà trên và ven kênh rạch. Công tác phát triển nhà ở xã hội năm 2016 cũng đã có sự chuyển biến tích cực. Trong năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã công bố các dự án nhà ở đã thế chấp ngân hàng, góp phần làm minh bạch thị trường BĐS, cung cấp thông tin cần thiết cho người tiêu dùng và tạo áp lực buộc các chủ đầu tư dự án, các ngân hàng thương mại phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với người mua nhà.
Phần lớn các DN BĐS đã nêu cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với người tiêu dùng, lựa chọn phân khúc đầu tư theo thế mạnh của mình dựa vào nhu cầu, thị hiếu và khả năng thanh toán của khách hàng, đặc biệt là trong phân khúc nhà ở vừa túi tiền, phân khúc cao cấp cũng đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp người có thu nhập cao, và của người nước ngoài. Các dự án ngày càng có nhiều tiện ích, an toàn, xanh và thân thiện môi trường đang là xu thế phát triển của thị trường BĐS.
Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy đánh giá cao những đóng góp của các DN và Hiệp hội BĐS TP.HCM đối với sự phát triển của thị trường BĐS TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
Theo ông Đỗ Đức Duy, thị trường BĐS năm 2017 sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định, tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn tại các khu đô thị có tốc độ đô thị hóa cao, đặc biệt là tại TP.HCM. Thực tế cho thấy các dấu hiệu chuyển mình của thị trường BĐS đều khởi phát từ TP.HCM. Thị trường BĐS TP.HCM phát triển lành mạnh bền vững có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của thị trường BĐS cả nước.
Mặc dù đã có sự phát triển rất tích cực nhưng thị trường BĐS TP.HCM vẫn còn một số hạn chế như đã xuất hiện sự lệch pha cung – cầu trong năm 2016, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội còn khó khăn do thiếu vốn trong khi các dự án BĐS cao cấp lại dư nguồn cung, tín dụng BĐS còn đổ dồn vào phân khúc. Một số DN BĐS còn hạn chế về năng lực và sự chuyên nghiệp, thị trường còn thiếu thông tin minh bạch, thủ tục hành chính vẫn là rào cản...
“Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho thị trường BĐS, trong năm 2017, Bộ Xây dựng sẽ đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền triển khai một số giải pháp như nghiên cứu thêm một số cơ chế chính sách cho thị trường BĐS, sửa đổi bổ sung một số văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư kinh doanh BĐS. Về dài hạn, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu hệ thống công vụ kiểm soát thị trường BĐS; xây dựng hệ thống thông tin chính xác, đưa ra các giải pháp tái cơ cấu thị trường gắn với phát triển nhà ở quốc gia, phát triển đa dạng các loại hình BĐS, đề xuất điều chỉnh chính sách tín dụng tài khóa linh hoạt cho thị trường BĐS, tăng cường công tác hỗ trợ DN phát triển nhà ở xã hội, nhà cho thuê, nhà cho người có thu nhập thấp...”, ông Đỗ Đức Duy cho biết.
相关文章
随便看看