【ulsan hyundai đấu với suwon city】"CNTT sẽ giúp quản lý thuế theo hướng tự động hoá cao"

作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-12 16:06:00 评论数:

nbspquotcntt se giup quan ly thue theo huong tu dong hoa caoquot

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Đại Trí. Ảnh: H.Vân.

Nhìn lại mấy năm trở lại đây,ẽgiúpquảnlýthuếtheohướngtựđộnghoáulsan hyundai đấu với suwon city ông có cho rằng ngành Thuế đã có nhiều đột phá trong ứng dụng CNTT?

Đối với một ngành lớn như ngành Thuế, với địa bàn hoạt động trải rộng trên toàn quốc nên việc ứng dụng CNTT rất quan trọng. Nhìn lại mấy năm gần đây, hệ thống thuế đã có sự đầu tư, thay đổi lớn, trong đó tập trung tự động hoá về nghiệp vụ trong nội bộ cơ quan Thuế, từ cấp Tổng cục, Cục thuế đến các Chi cục.

Đối với các doanh nghiệp (DN), chúng tôi đang hướng tới mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước. Phát triển ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hoá cao. Cụ thể, ngành Thuế đã ứng dụng CNTT để thực hiện việc kê khai, nộp thuế điện tử và trong thời gian tới sẽ là hoàn thuế điện tử, hoá đơn điện tử.

Như ông đã nói, cơ quan Thuế sẽ áp dụng hoá đơn điện tử tại các DN. Vậy triển khai hoá đơn điện tử mang lại lợi ích gì cho cơ quan Thuế trong quản lý và cho DN, thưa ông?

Trước hết nói về lợi ích cho DN, chúng tôi ước tính sẽ giảm nhiều chi phí. Nếu như trước đây với hoá đơn giấy, DN phải mua ở cơ quan Thuế hoặc tự in khi được sự đồng ý của cơ quan Thuế nhưng nay sử dụng hoá đơn điện tử, DN không mất nhiều thời gian trong việc đặt in, thông báo phát hành hóa đơn; thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu... Chúng tôi đánh giá ước tính DN có thể tiết kiệm 75% chi phí.

Mặt khác, sử dụng hoá đơn điện tử khi DN xuất bán cho người mua đều cơ quan Thuế cấp mã và tem xác thực để chống làm giả. Theo đó, trên mỗi tờ hóa đơn sẽ có một mã xác thực và khi kiểm tra thông qua mã này, khách hàng sẽ có thể tra cứu được thông tin chi tiết của đơn vị xuất hóa đơn, thậm chí cả việc DN còn hoạt động hay không. Thêm vào đó, hóa đơn xác thực của DN được đảm bảo tính hợp pháp của cơ quan Thuế và không thể bị làm giả bằng hình thức điện tử. Do vậy, đối với DN có ý nghĩa rất lớn, vừa bảo vệ mình, kể cả DN bán và mua hàng tránh bị gian lận, ngăn ngừa hoá đơn giả.

Liên quan đến hoá đơn điện tử, dự kiến từ ngày 1-1-2016 sẽ triển khai áp dụng cho tất cả các DN và hộ kinh doanh cá thể. Vậy ngành Thuế đã chuẩn bị về công nghệ, nhân lực cho việc triển khai này, thưa ông?

Trước mắt chúng tôi áp dụng đối với nhóm DN và bước tiếp theo là các hộ kinh doanh cá thể. Bởi vì số đối tượng này rất lớn, mặt bằng cơ sở hạ tầng khác nhau. Tại thời điểm này, chúng tôi đã triển khai thí điểm 200 DN tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để rút kinh nghiệm và triển khai rộng cả nước. Về cơ sở pháp lý, chúng tôi sẽ trình Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và ban hành quyết định triển khai hoá đơn điện tử. Tuy nhiên, vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Kết quả triển khai thí điểm, điều kiện hạ tầng cơ sở, điều kiện cơ quan Thuế và DN.

Ông có cho rằng việc ứng dụng CNTT của ngành Thuế trong thời gian tới sẽ gặp khó khăn?

Trước yêu cầu mà Chính phủ đặt ra đối với ngành Thuế trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu: Xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả dựa trên 3 nền tảng cơ bản: Thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; Ứng dụng CNTT hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động cao. Trong đó, CNTT được coi là nền tảng cốt lõi trong tất cả các khâu quản lý thuế từ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế để cải cách thủ tục hành chính cho người dân và DN.

Đây sẽ là thách thức lớn đối với ngành Thuế nhất là trong giai đoạn hiện nay cơ quan Thuế các cấp gặp khó khăn về cung cấp kê khai, nộp thuế điện tử. Bởi do tính chất nghiệp vụ người nộp thuế thường tập trung nộp thuế vào những ngày cuối cùng của tháng dẫn tới việc quá tải đường truyền, nghẽn mạng. Vậy để xử lý điều này như thế nào trong khi cơ quan Thuế không thể yêu cầu người nộp thuế thực hiện nộp thuế ngay từ đầu tháng. Mặt khác hạ tầng CNTT không thể đầu tư lớn để giải quyết tắc nghẽn mấy ngày cuối tháng còn các ngày khác thì không sử dụng hết công suất. Như vậy rất lãng phí.

Trong khi đó, việc đầu tư CNTT còn phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách. Hệ thống đường truyền internet phụ thuộc vào nhà cung cấp...Tuy nhiên, về phía ngành Thuế vẫn hướng đến mục tiêu phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT thông qua việc đầu tư trang thiết bị CNTT cho toàn Ngành; Xây dựng hạ tầng giao tiếp với người dân đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Nghiên cứu kết nối, phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan, ban ngành, tổ chức có liên quan để thu thập thông tin về người nộp thuế.

Hiện, ngành Thuế đã làm việc bộ, ngành về kết nối để đưa ra chuẩn kết nối; trong đó phải giải quyết bằng được là cơ sở pháp lý vì khi thông tin trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước với nhau thay cho chứng từ, hồ sơ bằng giấy thì điện tử hoá phải có cơ sở pháp lý để tránh rủi ro.

Xin cảm ơn ông!

最近更新