【trận đấu đức】Hàng đã thông quan, dán nhãn năng lượng thế nào?
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 16:26:48 评论数:
Một trong những nội dung Bộ Tài chính kiến nghị Bộ Công Thương cần quy định rõ trong dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 07/2012/TT-BCT là thời điểm làm thủ tục dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Theo đó, đối với việc dán nhãn năng lượng, cần quy định doanh nghiệp thực hiện sau khi hàng hóa đã được thông quan và các cơ quan quản lý trong nội địa có trách nhiệm kiểm tra để bảo đảm doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện đúng yêu cầu dán nhãn năng lượng trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường.
Đối với việc kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu, doanh nghiệp thực hiện trước khi thông quan. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị được mang hàng về bảo quản thì thực hiện theo quy định tại Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, để đảm bảo rõ ràng, minh bạch trong quy trình thủ tục, Bộ Công Thương quy định rõ đối tượng áp dụng, trình tự thủ tục chứng nhận trong trường hợp kiểm tra giảm và kiểm tra thông thường; quy định rõ thời gian tối đa để hoàn thành việc thử nghiệm mẫu điển hình đối với phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng.
Đối với một số trường hợp cụ thể, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định đối với việc nhập khẩu linh kiện, phụ tùng thay thế cho máy móc phục vụ sản xuất có số lượng nhỏ lẻ từ 1-2 cái không thuộc đối tượng kiểm tra.
Kiến nghị này xuất phát từ thực tế tại một số đơn vị Hải quan địa phương phát sinh trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu động cơ điện là linh kiện thay thế máy móc hư hỏng, tuy nhiên, thực hiện quy định thử nghiệm tại Trung tâm kiểm tra đã ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị và yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
Đối với quy định về phương thức kiểm tra giảm, Bộ Tài chính đề nghị đối với phương tiện, thiết bị sản xuất nhập khẩu có cùng thông số kỹ thuật, cùng một nhà sản xuất, có kết quả thử nghiệm lần đầu đạt yêu cầu nhập khẩu về hiệu suất năng lượng thì những lần nhập khẩu sau được áp dụng phương thức kiểm tra hồ sơ, không phải thử nghiệm lại.
Hồ sơ để được áp dụng phương pháp kiểm tra này do Bộ Công Thương quy định và công bố rộng rãi để doanh nghiệp biết, chuẩn bị và nộp cho cơ quan Hải quan để thông quan hàng hóa.
Một số nội dung trong dự thảo thông tư cũng được cho là chưa phù hợp. Chẳng hạn quy định: “Đối với phương tiện, thiết bị sản xuất nhập khẩu có cùng thông số kỹ thuật cùng một nhà sản xuất, nhập khẩu có kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu về hiệu suất năng lượng 2 lần liên tiếp trong vòng 1 năm, được áp dụng phương thức chỉ kiểm tra hồ sơ cho các lô hàng tiếp theo, không phải thử nghiệm lại. Thời hạn áp dụng phương thức kiểm tra hồ sơ này là 1 năm”. “Đối với phương tiện, thiết bị sản xuất nhập khẩu có cùng thông số kỹ thuật cùng một nhà sản xuất, nhập khẩu có kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu về hiệu suất năng lượng 5 lần liên tiếp trong vòng 2 năm, được áp dụng phương thức chỉ kiểm tra hồ sơ cho các lô hàng tiếp theo, không phải thử nghiệm lại. Thời hạn áp dụng phương thức kiểm tra hồ sơ này là 2 năm”.
Với quy định như trên tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính cho rằng, nếu doanh nghiệp đạt yêu cầu về hiệu suất năng lượng 2 lần liên tiếp trong vòng 1 năm thì trong năm tiếp theo doanh nghiệp được áp dụng phương thức kiểm tra hồ sơ trong 1 năm, do đó sẽ không phát sinh trường hợp doanh nghiệp đạt yêu cầu về hiệu suất năng lượng 5 lần liên tiếp trong vòng 2 năm.
Theo Bộ Tài chính về quy định đánh giá chứng nhận cũng cần giảm thời gian từ “trong thời hạn 10 ngày làm việc” xuống còn “trong thời hạn 5 ngày làm việc” để giải quyết nhanh chóng tủ tục cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, đối với hàng đơn lẻ, hàng hóa phục vụ dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng hóa phi thương mại, hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, Bộ Tài chính đề nghị miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu.