Vẫn còn tình trạng DN đã trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp về TĐG nhưng chưa được hạch toán đúng vào tài khoản dự phòng phải trả theo quy định. Còn DN chưa thực hiện đúng quy định về TĐG
Chương trình kiểm tra này được Cục Quản lý giá,ấnchỉnhkhắcphụctồntạitronghoạtđộngthẩmđịnhgiákết quả bóng đá hạng nhất nhật bản Bộ Tài chính tiến hành trong năm 2016. Qua kết quả kiểm tra cho thấy, về cơ bản các DN TĐG đều có ý thức tuân thủ quy định của pháp luật về TĐG và Hệ thống Tiêu chuẩn TĐG Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn một số DN chưa thực hiện đúng quy định pháp luật về TĐG.
Cụ thể, một số DN chưa thực hiện đúng chế độ trích nộp Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT),... đối với người lao động là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại DN. Một số công ty báo cáo thẩm định viên thỏa thuận không đóng BHXH, BHYT,...
Cùng với đó, còn tình trạng DN đã trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp về TĐG nhưng chưa được hạch toán đúng vào tài khoản dự phòng phải trả theo quy định. Đồng thời, DN phát hành Báo cáo kết quả TĐG và Chứng thư TĐG chưa đúng theo mẫu quy định.
Cơ sở pháp lý của một số Báo cáo kết quả TĐG và Chứng thư TĐG chưa cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành và đã có hiệu lực thi hành hoặc viện dẫn các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực, hoặc thiếu căn cứ pháp lý liên quan đến Hệ thống Tiêu chuẩn TĐG Việt Nam, hoặc viện dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai mặc dù mục đích TĐG không liên quan đến pháp luật về đất đai.
Bên cạnh đó, còn tình trạng một số DN chưa tuân thủ đầy đủ quy định về Quy trình TĐG tại Tiêu chuẩn TĐG Việt Nam số 05 tại Quyết định số 77/2005/QĐ-BTC và Thông tư số 28/2015/TT-BTC. Cụ thể, phần lớn các DN TĐG khi xác định giá trị tài sản TĐG, thẩm định viên chỉ áp dụng 01 phương pháp TĐG mà không áp dụng phương pháp TĐG khác để đối chiếu kết quả và kết luận chính xác về kết quả TĐG; đồng thời cũng không có biện luận, phân tích về những căn cứ thực tế việc không sử dụng đủ 02 phương pháp TĐG.
Ngoài ra qua kiểm tra cũng cho thấy còn tình trạng DN chưa tuân thủ quy định về các phương pháp TĐG. Đơn cử như DN không lập Bảng điều chỉnh các mức giá chỉ dẫn theo các yếu tố so sánh hoặc có lập Bảng điều chỉnh nhưng còn sơ sài hoặc thiếu biện luận, diễn giải kèm theo; chưa lưu trong hồ sơ chứng cứ việc khảo sát thị trường, nguồn thông tin thu thập và phụ lục hình ảnh tài sản so sánh. Biên bản khảo sát chưa có xác nhận của thẩm định viên hoặc không ghi ngày, tháng, năm khảo sát. Báo giá không ghi ngày tháng cung cấp báo giá, báo giá là bản sao chưa có dấu hoặc báo giá sau ngày phát hành chứng thư,... Thông tin tài sản so sánh chưa tương đồng, còn khác biệt lớn với tài sản TĐG, đặc biệt là quy mô về diện tích, vị trí…
DN khẩn trương khắc phục thiếu sót, sai phạm
Qua kết quả kiểm tra, Bộ Tài chính yêu cầu các DN TĐG nghiêm túc rút kinh nghiệm và khắc phục những thiếu sót nêu trên. Trong đó, Bộ Tài chính yêu cầu các DN thực hiện đúng chế độ trích nộp BHXH, BHYT,… đối với người lao động là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại DN. Đồng thời, hạch toán đúng vào tài khoản dự phòng phải trả việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp về TĐG theo quy định.
Các DN cũng phải tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của Hệ thống Tiêu chuẩn TĐG Việt Nam; trong đó có các Tiêu chuẩn TĐG đã có hiệu lực thi hành. Cùng với đó, thẩm định viên khi thực hiện TĐG cần đặc biệt lưu ý phát hành Báo cáo kết quả TĐG và Chứng thư TĐG đúng theo mẫu quy định tại Tiêu chuẩn TĐG Việt Nam số 05 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BTC ngày 6/3/2015 của Bộ Tài chính.
Cơ sở pháp lý tại Báo cáo kết quả TĐG và Chứng thư TĐG cần được rà soát, cập nhật, đảm bảo đúng và đủ theo mục đích TĐG, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của tài sản theo quy định của Hệ thống Tiêu chuẩn TĐG Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, về cơ sở giá trị của tài sản, thẩm định viên cần căn cứ vào mục đích TĐG, đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và đặc điểm thị trường của tài sản TĐG để lựa chọn một trong hai cơ sở giá trị là giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường làm cơ sở cho TĐG. Khi áp dụng cơ sở giá trị phi thị trường, thẩm định viên cần nêu tên của loại giá trị phi thị trường cụ thể được áp dụng và đưa ra các căn cứ, lập luận cụ thể.
Đồng thời, áp dụng từ 2 phương pháp TĐG trở lên đối với một tài sản TĐG để đối chiếu kết quả và kết luận chính xác về kết quả TĐG, trừ trường hợp thực hiện theo quy định khác của pháp luật chuyên ngành. Khi áp dụng nhiều phương pháp TĐG, thẩm định viên cần đánh giá và chỉ rõ phương pháp TĐG nào là phương pháp TĐG chính, phương pháp TĐG nào được sử dụng để kiểm tra, đối chiếu, từ đó phân tích, tính toán để đi đến kết luận cuối cùng về kết quả TĐG. Thực hiện đầy đủ các bước trong từng phương pháp TĐG mà thẩm định viên lựa chọn. Hoàng Lâm |