【bali united pusam – madura】Nhiều công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, sa lầy

[Nhà cái uy tín] 时间:2025-01-10 09:27:44 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:97次
Dự ánBOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã cơ bản được tháo gỡ nguồn vốn và đang tiếp tục thi công.

Áp lực tiến độ

Đến thời điểm này,ềucôngtrìnhgiaothôngtrọngđiểmchậmtiếnđộsalầbali united pusam – madura những nút thắt dai dẳng liên quan đến nguồn vốn thực hiện Dự án BOT xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã cơ bản được tháo gỡ.

“Sau khi đã nhận được 1.390/2.186 tỷ đồng vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, nhiều khả năng, hợp đồng tín dụng cho Dự án BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ được tái ký ngay trong tháng 12/2019”, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận xác nhận với Báo Đầu tư vào giữa tuần này.

Đại diện Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết, hiện nhóm ngân hàngtài trợ vốn do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank đứng đầu đã cơ bản chấp thuận tài trợ khoảng 7.000 tỷ đồng vốn tín dụng, trong khi doanh nghiệp dự án góp 3.400 tỷ đồng bằng nguồn vốn chủ sở hữu, tương đương 32,4% tổng mức đầu tư.

“Chúng tôi đánh giá việc giải quyết nút thắt tín dụng đang nằm trong tầm kiểm soát. Cả doanh nghiệpdự án và các ngân hàng đang hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần thiện chí từ hai phía để sớm thông nốt phần vốn tín dụng quan trọng này”, ông Hoàng cho biết.

Cần phải nói thêm rằng, kể từ khi tái khởi động công trình cao tốc trọng điểm dài 50 km, có tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng từ năm 2018, sau gần 10 năm “tê liệt hoàn toàn”, Dự án xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chỉ tăng tốc được một thời gian ngắn, sau đó buộc phải thi công cầm chừng do không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.

Nút thắt chỉ được cởi dần từ khoảng 6 tháng trở lại đây, sau khi doanh nghiệp dự án tiến hành cơ cấu lại với sự tham gia của Tập đoàn Đèo Cả trong vai trò dẫn dắt đã chấp nhận nâng phần vốn chủ sở hữu từ 15% so với quy định lên gấp đôi, cùng với việc Chính phủ quyết định hỗ trợ 2.186 tỷ đồng vốn ngân sách. Từ đây, khối băng tín dụng vốn cho Dự án mới dần được rã đông.

Bên cạnh đó, trong vai trò là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, UBND tỉnh Tiền Giang đã có công văn gửi các nhà tài trợ vốn, thống nhất áp dụng mức phí và lộ trình tăng phí tuân thủ theo phương án tài chính đã duyệt, đảm bảo thời gian thu phí hoàn vốn không kéo dài quá 15 năm.

Trước đó, giữa tháng 9/2019, ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã cam kết với các ngân hàng, khi đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hoàn thành, đưa vào sử dụng, thu phí hoàn vốn đầu tư, trong phạm vi thẩm quyền của mình, UBND tỉnh Tiền Giang sẽ không thay đổi về quy hoạch giao thông như đầu tư các tuyến đường giao thông có hướng tuyến tương tự, gây ảnh hưởng đến lưu lượng phương tiện tham gia lưu thông của Dự án và không ban hành các chính sách ảnh hưởng đến phương án tài chính, dòng tiền trả nợ của Dự án.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử BOT giao thông, một cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đưa ra cam kết với các ngân hàng không thay đổi quy hoạch làm ảnh hưởng lưu lượng giao thông cho dự án vay vốn.

Mặc dù vậy, do việc chậm trễ trong xả van vốn tín dụng và vốn hỗ trợ đang khiến áp lực tiến độ đè nặng lên vai nhà đầu tư và các đơn vị liên quan.

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án trọng điểm giao thông, đến đầu tháng 12/2019, tổng giá trị khối lượng thực hiện tại 21/21 gói thầu xây lắp chính thuộc Dự án BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận mới đạt vỏn vẹn 27%; tổng số vốn đã được giải ngân phục vụ giải phóng mặt bằng, thanh toán, tạm ứng cho các gói thầu đạt 2.310 tỷ đồng, tương đương 18% tổng mức đầu tư, trong khi yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là phải thông tuyến vào cuối năm 2020, hoàn thành công trình vào quý II/2021.

Để thúc tiến độ Dự án, trên thực địa, chủ đầu tư đang cùng các nhà thầuvà đơn vị liên quan tăng cường, huy động tối đa nhân lực, vật tư, thiết bị thi công 3 ca để có bước nước rút. “Tết này, từ Chủ tịch đến cán bộ, kỹ sư, người lao động sẽ đón xuân trên công trường”, ông Hoàng khẳng định và cho biết, lãnh đạo Công ty đã treo thưởng 10 tỷ đồng cho các đơn vị thi công nếu như công trình cao tốc trọng điểm này về đích đúng tiến độ.

Tuy nhiên, lãnh đạo Công ty BOT Trung Lương - Mỹ Thuận xác nhận, nếu việc ký hợp đồng tín dụng xuất hiện bất kỳ trục trặc, thay đổi nào, thì tiến độ vốn rất mong manh tại Dự án sẽ bị phá vỡ.

Sa lầy

Không may mắn như Dự án BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, việc thiếu nghiêm trọng nguồn vốn đang khiến Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đang bị sa lầy, không thể xác định được mốc thời hạn hoàn thành.

“Cho đến thời điểm này, mọi hoạt động xây dựng tại Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành gần như đã bị dừng lại sau khi công trình sử dụng vốn vay ODA có tổng mức đầu tư lên tới 31.320 tỷ đồng không được điều chỉnh gia hạn tiến độ thực hiện, vốn nước ngoài chưa được bố trí”, một lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - chủ đầu tư công trình cho biết.

Đây là điều mà cả VEC và các liên danh nhà thầu đa quốc gia thi công tại Dự án khó có thể mường tượng nổi, bởi trước khi gói thầu xây lắp đầu tiên tại công trình cao tốc huyết mạch kết nối Đông và Tây Nam bộ với TP.HCM vào tháng 7/2014, chủ đầu tư đã nắm trong tay 2 hiệp định vay vốn thông thường (OCR) trị giá 647,13 triệu USD với ADB và 1 hiệp định vốn vay theo hình thức STEP (vay theo điều kiện đặc biệt) trị giá 569,2 triệu USD từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Trong số này, các khoản vay ADB được VEC vay lại từ Bộ Tài chính, khoản vay JICA là khoản đầu tư của Nhà nước vào Dự án theo hình thức cấp phát.

Trên thực tế, việc thi công tại 5 gói thầu thuộc đoạn tuyến phía Tây đã được các đơn vị thi công chủ động dừng lại từ cách đây 5 tháng, sau khi Hiệp định vay 2730 - VIE hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019. Theo lãnh đạo VEC, tính đến cuối tháng 10/2019, khoản vay 2730 - VIE mới giải ngân được 177,17 triệu USD, tương đương 50,62% tổng vốn vay.

Theo kế hoạch từng được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) phê duyệt, tiến độ đoạn tuyến phía Tây sẽ phải hoàn thành gói thầu cuối cùng vào ngày 30/6/2019 để khớp với thời gian đóng hiệp định vay vốn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, hiện đoạn tuyến này chỉ có gói thầu A2-1 và A3 đã cơ bản hoàn thành, 3 gói thầu còn lại là A1, A2-2 và A4 vẫn đang trong giai đoạn thi công với sản lượng đạt khoảng 3.554 tỷ đồng, tương đương 86,63% giá trị hợp đồng.

Đoạn tuyến phía Đông gồm 3 gói thầu (A5, A6, A7), theo kế hoạch cũng sẽ phải hoàn thành vào ngày 31/12/2020 khi khoản vay 3391 - VIE hết hiệu lực.  Đáng tiếc là do chậm trễ trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng và phải thay đổi thiết kế kỹ thuật theo yêu cầu của các địa phương, tiến độ thi công tại phân đoạn phía Đông tính đến tháng 9/2019 mới đạt 516/2.002 tỷ đồng (tương đương 26%).

Khả năng rất cao là phân đoạn phía Đông sẽ không thể hoàn thành vào cuối năm 2020 và sẽ rơi vào tình trạng thi công giữa chừng thì hết vốn như các gói thầu thuộc phân đoạn phía Tây nếu việc gia hạn hiệp định vay 3391 - VIE không được khởi động kịp thời.

Nếu như khó khăn về vốn chỉ mới xuất hiện tại phân đoạn ADB, thì tại đoạn vay vốn JICA dài 10,71 km, gồm 3 gói thầu J1 (cầu dây văng Bình Khánh), J3 (cầu dây văng Phước Khánh) và J2 (đoạn nối 2 cầu dây văng) hiện tượng “giáp hạt” vốn đã kéo dài gần 2 năm nay, sau khi chủ đầu tư Dự án bị “văng” ra khỏi danh sách các đơn vị được nhận vốn nước ngoài theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12/11/2018 của Quốc hội.

Khó khăn về vốn, cộng với những vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, rà soát thiết kế kỹ thuật một số gói thầu, sự sa sút về năng lực thi công của nhà thầu… khiến nhiều Dự án chậm tiến độ.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
友情链接