【đội hình al hilal gặp al-ahli saudi】Bấp bênh xuất khẩu nông sản
Loạt nông sản tỷ USD tăng cơ hội xuất khẩu vào Algeria | |
Gần 1.400 tấn nông sản xuất khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng | |
Lạng Sơn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản qua cửa khẩu Chi Ma | |
Xuất khẩu nông sản tỷ USD "lao dốc" vì Covid-19 |
Đẩy mạnh chế biến,ấpbênhxuấtkhẩunôngsảđội hình al hilal gặp al-ahli saudi bảo quản để tiêu thụ trong nước và XK sang các thị trường là một trong những giải pháp hiệu quả giúp XK nông sản bớt khó khăn. Ảnh: N.Thanh. |
Thách thức lớn
Lũy kế 2 tháng đầu năm, kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản ước đạt 5,34 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt 2,5 tỷ USD, giảm 4,3%; lâm sản chính đạt 1,6 tỷ USD, tăng 10,2%; thủy sản ước đạt 932 triệu USD, giảm 15,9%; chăn nuôi ước đạt 74 triệu USD, giảm 9,6%. |
Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, do đó thị trường nông sản sẽ hoạt động phục hồi lại vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 tới, dẫn tới nhu cầu NK nông sản cao, nhất là các mặt hàng thực phẩm.
"Thị trường Trung Quốc hồi phục nhanh sau khi khống chế dịch vào tháng 3/2020 cùng với các chính sách khuyến khích hồi phục đồng bộ quyết liệt. Đây sẽ là cơ hội dành cho việc tiêu thụ hàng hóa trong đó có nông sản”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhận định.
Dù có tín hiệu tích cực về nhu cầu tại thị trường Trung Quốc, song tại nhiều thị trường XK đình đàm khác của nông sản Việt như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… tình hình không mấy khả quan. Bộ NN&PTNT nêu rõ, dự đoán mức độ tác động dịch bệnh Covid-19 hiện tại, EU và Mỹ có thể mất trên 3 tháng để khống chế. Như vậy, đến tháng 6, tháng 7/2020, thị trường NK nông sản mới có thể phục hồi lại bình thường. Với thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc bị ảnh hưởng trong nửa cuối tháng 3 đến tháng 5/2020 và hoạt động NK nông sản sẽ quay trở lại vào tháng 6, tuy nhiên mức tăng có thể sẽ không nhiều.
Đánh giá chung về “bức tranh” XK nông, lâm, thủy sản từ đầu năm đến nay, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, ngành nông nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức không chỉ bởi tác động từ dịch Covid-19 đang diễn ra mà còn ảnh hưởng từ xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, các tác động của biến đổi khí hậu với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tất cả làm cho sản xuất, XK nông sản chủ lực đứng trước những rủi ro. Bên cạnh đó, các nước gia tăng áp dụng các biện pháp bảo hộ, hàng rào kỹ thuật, các quy định mới về truy xuất nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ngày càng cao hơn. Vì vậy, một số mặt hàng chủ lực có kim ngạch XK giảm như thủy sản, rau quả…
Năm 2020, toàn ngành đặt mục tiêu XK nông, lâm, thủy sản đạt 42 tỷ USD. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Bộ NN&PTNT nhận định đạt được mục tiêu này là thách thức rất lớn. Tính toán con số cụ thể thì, muốn XK "cán đích” 42 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng XK nông sản sang thị trường Trung Quốc phải đạt 10%; thị trường ASEAN 9%; thị trường khác cũng phải tăng 9% để bù đắp sự sụt giảm của thị trường Mỹ, EU.
Giải quyết “nút thắt”
Đánh giá tình hình sản xuất các ngành thủy sản, rau quả… sẽ bị ảnh hưởng trực diện từ các diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, song theo "Tư lệnh" ngành nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường, đây cũng là cơ hội để các ngành hàng như rau quả, gỗ… chuyển đổi phương thức sản xuất và kinh doanh, nắm bắt thời cơ thúc đẩy XK. Việc chậm các đơn hàng thủy sản sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất chế biến, đóng hộp, đông lạnh. Đối với các sản phẩm rau quả tươi, các địa phương cần chủ động điều chỉnh sản xuất, vụ mùa thu hoạch phù hợp với nhu cầu thị trường để đón cơ hội sau khi dịch Covid-19 được khống chế; đồng thời đẩy mạnh chế biến, bảo quản để tiêu thụ trong nước, XK sang các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, ASEAN…
Về câu chuyện thị trường XK, Bộ NN&PTNT đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, Đại sứ quán Việt Nam, Thương vụ tại các nước, địa phương triển khai toàn diện, đạt hiệu quả cao nhất về xúc tiến, phát triển thị trường tại các địa bàn trọng điểm, tiềm năng và thị trường ngách ngay từ đầu năm 2020, tạo sự đột phá trong đa dạng hóa thị trường. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng sẽ tập trung phối hợp với các địa phương, nghiên cứu điều chỉnh một số đối tượng cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ và lợi thế so sánh của từng địa phương.
Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và Trung Quốc ngày càng kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng nhu cầu NK nông sản, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, thời gian tới cần huy động mọi nguồn lực (cơ quan quản lý nhà nước, DN, người dân) để tập trung chỉ đạo sâu sát, toàn diện để khai thác lợi thế này. Chính phủ cần tập trung hỗ trợ để giải quyết các "nút thắt" cho phát triển sản xuất, duy trì thương mại nông sản trong quý II để chờ đà phục hồi quay trở lại vào quý III/2020.
Cụ thể, Bộ NN&PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh sản xuất nông nghiệp, tăng cường chế biến, bảo quản, lưu thông để linh hoạt thích ứng với bối cảnh dịch bệnh thông qua yêu cầu các nhà máy chế biến tăng cường công suất, tập trung phân khúc hàng khô, sơ chế, sản phẩm cấp đông, nước quả cô đặc, trái cây ép đóng lon, thủy sản đồ hộp chế biến, gạo, gia cầm chế biến..., chuẩn bị tốt nhất phương án hậu dịch cho thị trường Trung Quốc, EU, Mỹ. Về chính sách thuế, tín dụng, Bộ NN&PTNT kiến nghị hỗ trợ chính sách thuế, tín dụng̣ cho khu vực sản xuất, chế biến bảo quản và XK nông sản XK cần đặc biệt quan tâm trong thời điểm trước mắt và trung hạn.
"Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh biên giới chỉ đạo các đơn vị như: Hải quan, kiểm dịch và các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp hỗ trợ hoạt động thương mại biên giới, tạo thuận lợi thủ tục thông quan, không để ứ đọng hàng hóa trên các tỉnh biên giới với Trung Quốc; hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại nông, lâm, thủy sản, phát triển thị trường nội địa, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ, kinh doanh thực phẩm, hàng nông sản", Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nói.
下一篇:National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
相关文章:
- Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- Ra mắt hai cuốn sách của nhà văn, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Quang Hưng
- Phát động Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
- Doanh nghiệp ngành gia dụng còn khó khăn
- Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- Năm 2016, Bảo Việt chinh phục mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD
- Sắp diễn ra Triển lãm công nghiệp Việt
- Co.opmart mời người tiêu dùng kiểm tra sản phẩm an toàn
- Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- Khởi tố thêm 3 đối tượng trong vụ án mượn danh báo chí để cưỡng đoạt tài sản
相关推荐:
- Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- Cặp đôi bạo hành bé 3 tuổi rồi quay clip để giải trí lĩnh án
- 'Biến' mỏ titan thành của mình, nữ doanh nhân chiếm đoạt 3,2 triệu USD
- Bắt đối tượng hiếp dâm trẻ em sau 12 năm lẩn trốn
- Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- FED tăng lãi suất USD: Áp lực lên doanh nghiệp Việt
- Tài xế gộp bằng lái, khi bị tước giấy phép điều khiển ô tô còn được đi xe máy?
- Xét xử cựu Chủ tịch Vimedimex, tòa triệu tập nhiều lãnh đạo, cán bộ liên quan
- Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- Phá đường dây mua bán ma túy từ nước ngoài về Đà Nẵng tiêu thụ
- Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- 'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- 4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai