【bong da thanh hoa】Người mẹ 'quyền lực', từng xích chân Hồng Sơn không cho đi đá bóng
Bà Hoàng Bích Sinh - mẹ Hồng Sơn - sinh năm 1946, quê gốc Thanh Liêm, Hà Nam nhưng từ nhỏ đã cùng bố mẹ lên Hà Nội sinh sống. Bà Sinh buôn bán ở chợ Cửa Nam, nổi tiếng xinh đẹp, sắc sảo. Trong số các anh chàng "trồng cây si" mình, bà đặt tình cảm vào ông Nguyễn Sĩ Dậu - bố Hồng Sơn, một nghệ sĩ nhiếp ảnh. Hai người cưới nhau năm 1964, khi ấy, bà Sinh chưa đầy 18 tuổi.
Sau khi lập gia đình, ông bà được hợp tác xã ảnh Phương Đông cấp cho căn nhà nhỏ ở phố Hàng Bông để ở. Bà Sinh mở tiệm trang điểm cô dâu kết hợp với chồng làm thợ chụp ảnh phục vụ các đôi uyên ương.
Một năm sau đám cưới, ông bà đón cậu con trai đầu tiên Nguyễn Sĩ Cường. Sau đó, hai người sinh liền tù tì 4 cậu con trai nữa Sĩ Long (1967), Sĩ Hùng (1969), Hồng Sơn (1970) và Sĩ Tuấn (1975) trước khi "chốt sổ" bằng cô con gái út Cẩm Tú (1979). Hồng Sơn cho biết, anh nể phục mẹ vì sự tảo tần, tháo vát, nhờ đó anh em anh mới được học hành, trưởng thành như bây giờ. Trong mắt Hồng Sơn, bố là người hiền lành đến mức khó tin, còn mẹ quyết liệt như một vị chỉ huy trong nhà, sẵn sàng "ghê gớm" khi cần thiết.
"Nghĩ đến mẹ, tôi tự hỏi, mình mới ba đứa mà còn rối tinh rối mù, huống hồ bà phải lo cho quân số gấp đôi. Suốt bao nhiêu năm, mẹ tôi đã gồng gánh trên vai một gia đình với 8 miệng ăn thế nào? Thú thực, tôi chưa hình dung nổi khó khăn mà bà đã trải qua", Hồng Sơn nói tầm ảnh hưởng của mẹ trong gia đình.
Bà Sinh được trời phú cho đôi bàn tay khéo léo, khiếu thẩm mỹ tinh tế, lại cần cù, cẩn thận nên được rất nhiều khách yêu thích. Thời sung sức, có ngày bà nhận làm đẹp cho 50 cô dâu. Nhiều cô dâu buổi tối mới đến giờ lên xe hoa nhưng vẫn dậy sớm, đến cửa hàng nhà bà từ tờ mờ sáng để không phải xếp hàng, chờ đợi lâu.
Tuy làm việc chăm chỉ, việc nuôi 4 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn vẫn rất khó khăn với ông bà Dậu - Sinh. "Ông nhà tôi cần mẫn với tiệm chụp ảnh, còn tôi chăm chỉ trang điểm cô dâu từ sáng sớm đến tối mịt. Nhưng như thế cũng chỉ đủ cho các con ăn no cơm trắng, còn thức ăn hay thịt cá là thứ xa xỉ, hiếm có. Món ăn ngon nhất trong thời thơ ấu của Hồng Sơn và các anh em là nước rau muống luộc pha mì chính", bà Sinh kể.
Hồi nhỏ, anh em Hồng Sơn chỉ tập trung ăn học, đá bóng, hầu như không giúp đỡ bố mẹ được việc gì. Hồng Sơn, Sĩ Long, Sĩ Tuấn hở ra là trốn nhà đi đá bóng khiến mẹ rất giận bởi bà muốn các con sau này trở thành giáo viên, bác sĩ, hoặc theo con đường nghệ thuật như anh cả Sĩ Cường (nhạc công). Không ít lần, bà Sinh phải dùng dây xích khóa con lại, nhốt trên gác xép để ngăn anh em Hồng Sơn đi đá bóng. Tuy nhiên, vì thương con, sợ con bị đau, bà không dám khóa chặt nên anh em Hồng Sơn vẫn trốn ra ngoài đá bóng.
Từ chỗ phản đối, bà Sinh sau này quay sang ủng hộ các con hết mình trong sự nghiệp bóng đá. Khi Hồng Sơn và anh trai Sĩ Long được gia nhập đội trẻ Thể Công, ngoài tiền ăn, tiền tiêu vặt, bà Sinh còn phải chạy vạy để mua cho các con từng đôi giày và những bộ quần áo tập. Sau này, bà không quản lặn lội đến tất cả các sân vận động từ Bắc chí Nam để cổ vũ con trai.
Không chỉ là cổ động viên nhiệt thành, bà Sinh còn trở thành "trợ lý" cho Hồng Sơn. Khi đó, các phương tiện liên lạc không hiện đại như bây giờ, chủ yếu là thư viết tay. Thư của người hâm mộ gửi về nhà Sơn, gom được gần chục bao tải loại 50 kg. Hồng Sơn bận đi đá bóng, bà Sinh ở nhà đọc thư và giúp anh phản hồi đến người hâm mộ.
Thấy Hồng Sơn gặt hái thành công và được nhiều người yêu mến, bà Sinh không khỏi tự hào, hạnh phúc. Tuy nhiên, đến tận bây giờ, trong số 6 đứa con, Hồng Sơn vẫn là người khiến bà trăn trở nhất. Ngoài 50 tuổi, cựu danh thủ Thể Công và vợ con vẫn sống trong căn nhà cũ kỹ của bố mẹ ở phố Hàng Bông, Hà Nội.
"Người ta ai cũng được phân nhà, cuối cùng anh chẳng có cái gì. Chỗ chui ra chui vào vài mét cũng không có. Chẳng bằng bố anh, nhiếp ảnh quèn cũng có chỗ nương thân", Hồng Sơn nhắc lại câu trêu đùa của mẹ khi anh mãi chưa có nhà riêng.
"Tôi cũng không biết giải thích với mẹ như thế nào. Lúc trẻ, tôi không nghĩ gì đến chuyện xin cái này, cái nọ cho riêng mình. Đội phát cái gì tôi dùng cái đó, không đòi hỏi. Tính tôi cũng không quen xin xỏ ai bao giờ. Mỗi lần mẹ tôi không vui, đem chuyện thiệt thòi của tôi ra nói, tôi chỉ biết động viên: 'Chắc tại số con nó thế, chẳng có gì ngoài... quả bóng'", Hồng Sơn tâm sự trong hồi ký.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- Các sàn thương mại điện tử lớn đồng loạt mở bán vải thiều Bắc Giang
- WHO theo dõi chặt chẽ 10 biến chủng COVID
- Số ca Covid
- Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- Gạo Việt Nam cần có chiến lược thương hiệu phù hợp với từng thị trường
- Gần 1 triệu SIM thuê bao sẽ bị thu hồi vì chưa chuẩn hóa sau ngày 15/5
- Du lịch Việt Nam ghi dấu ấn quốc tế
- Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
- Hai công ty đa cấp sai phạm, bị phạt lên tới 1 tỷ đồng
- Kiểm tra điện mặt trời mái nhà tại 10 địa phương, kết quả sẽ công bố sau
- Các nhà đầu tư UAE quan tâm đến phát triển các khu kinh tế tại Việt Nam
- Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- Hàng loạt chung cư tại Thủ Đức không có hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- Công nghệ quang học giúp phân biệt các loại bệnh ung thư nhanh chóng
- Yamaha Zuma 125 trình làng: Ngoại hình phá cách, công nghệ đỉnh cao
- Du lịch xứ Thanh và triển vọng xóa bỏ định kiến
- Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- Thực hư nguồn gốc kem Trung Quốc ngon mắt giá rẻ rao bán tràn lan trên thị trường