Ông Trương Văn Cẩm,ấtkhẩudệtmaykhảquanmụctiêutỷkết quả atlanta united Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas). Trên cơ sở kết quả XK dệt may đạt được trong quý I, ông đánh giá như thế nào về triển vọng XK dệt may trong cả năm 2018? Trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2017 và tình hình kinh tế trong nước tiếp tục ổn định, GDP quý I/2018 đạt 7,38%, mức cao nhất so với cùng kỳ của 10 năm trở lại đây, ngành dệt may Việt Nam cũng có những kết quả tích cực. Tổng kim ngạch XK hàng dệt may quý I/ 2018 ước đạt 7,62 tỷ USD, tăng 13,35% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với tốc độ tăng 11,9% của cùng kỳ 2017, hoàn thành 22,4% kế hoạch XK của cả năm. Về thị trường XK, những thị trường XK trọng điểm như Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN... đều tăng mạnh, tốc độ tăng vượt trội so với cùng kỳ năm 2017. Tình hình đơn hàng của các DN cũng rất khả quan. Nhiều DN hiện đã nhận đơn hàng đến hết quý III. Với triển vọng khả quan của kinh tế thế giới cũng như trong nước thì kế hoạch XK 34 - 34,5 tỷ USD của cả năm 2018 là khá khả quan. Bên cạnh triển vọng, cơ hội mở ra, đâu là khó khăn, thách thức mà ngành dệt may phải đối mặt, thưa ông? Thách thức từ nội bộ ngành là sự phát triển mất cân đối. Khâu yếu nhất là thượng nguồn (kéo sợi, dệt vải, nhuộm hoàn tất). Hiện nay, Việt Nam sản xuất sợi khoảng trên 1,4 triệu tấn/năm và 90% XK. Tuy nhiên, Việt Nam lại nhập khẩu sợi khá lớn. Điển hình, năm 2017, Việt Nam NK đến 876 nghìn tấn sợi, chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… Nguồn vải may phục vụ XK cũng chủ yếu NK, chiếm trên 80% nhu cầu, trong đó từ Trung Quốc là 50% tổng giá trị; 18% từ Hàn Quốc và 15% từ Đài Loan, tạo ra tình trạng “nghẽn” tại khâu dệt nhuộm. Bên cạnh đó, may XK chủ yếu theo phương thức gia công CMT; thiếu nhân lực chất lượng cao cho các khâu xơ, dệt nhuộm, thiết kế; năng suất lao động chưa cao… Thách thức từ bên ngoài điển hình phải kể tới là các Hiệp định thương mại tự do (FTA) phần lớn áp dụng quy tắc xuất xứ, trong khi dệt may Việt Nam NK đến 80% nguyên phụ liệu. Ngoài ra, hiện tại, EU vẫn đang áp dụng mức thuế suất 0% cho hàng dệt may NK từ các nước kém phát triển như Campuchia, Myanmar… Hoa Kỳ áp dụng thuế suất ưu đãi 0% cho một số mặt hàng của Campuchia, trong khi dệt may Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế bình quân 17,5% vào thị trường Hoa Kỳ và 9,6% vào thị trường EU… Xin ông cho biết, Vitas có kiến nghị, đề xuất gì để giúp DN XK dệt may tận dụng tốt cơ hội, phát triển XK bền vững hơn trong thời gian tới? Vitas đề nghị Nhà nước thống nhất quy hoạch và cấp phép các khu công nghiệp dệt may lớn tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để kêu gọi và thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm, tránh chồng chéo, cạnh tranh tuyển lao động; hỗ trợ đầu tư xử lý nước thải tại các khu công nghiệp này. Liên quan đến XNK, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu để DN sử dụng vải trong nước sản xuất hàng XK không phải nộp thuế Giá trị gia tăng để khuyến khích sử dụng vải trong nước nhằm bình đẳng với vải NK để gia công XK. Vải trong nước sử dụng để sản xuất, XK được miễn nộp thuế sẽ căn cứ vào hợp đồng XK ký với khách hàng để kiểm tra giám sát, tránh gian lận. Đối với các địa phương, đề nghị không thu hút các dự án cùng sử dụng nhiều lao động để tránh cạnh tranh, tạo ra biến động lao động lớn; đồng thời đề nghị các tỉnh tạo điều kiện cấp phép cho các dự án đầu tư vào dệt nhuộm, ưu tiên cho các DN đầu tư công nghệ hiện đại xử lý nước thải… Xin cảm ơn ông! |