88Point88Point

【kq bd hl】Không tạo kẽ hở cho lợi ích nhóm khi sửa luật cấp bách

Đại biểu Trần Văn Lâm phát biểu tại phiên thảo luận.

Đều đồng tình sửa một số luật để tháo gỡ vướng mắc cho sản xuất,ôngtạokẽhởcholợiíchnhómkhisửaluậtcấpbákq bd hl kinh doanh trong một kỳ họp vì yêu cầu thực tế rất cấp bách, song đại biểu Quốc hội còn nhiều lo lắng khi một số quy định được đề xuất sửa đổi chưa đánh giá kỹ tác động, dễ tạo kẽ hở cho lợi ích nhóm.

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ nhất, sáng 6/1, Quốc hội thải luận tại tổ về dự ánLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Hải quan, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Một trong những vấn đề được đại biểu rất quan tâm khi thảo luận là sửa quy định hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tưxây dựng nhà ở thương mại.

Về lý do, theo đại biểu, rất dài dòng, phức tạp, nhưng tóm lại là Chính phủ đề nghị sửa đổi Điểm c, Khoản 1, Điều 75 (tương ứng sửa đổi Khoản 1, Điều 23 Luật Nhà ở) theo hướng, ngoài đất ở hợp pháp, nhà đầu tư có quyền sử dụng các loại đất khác không phải là đất ở để đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại.

Tờ trình của Chính phủ cho biết, theo phản ánh của các địa phương, hiệp hội, hiện có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên cả nước bị ách tắc, không thể triển khai thực hiện (trong đó Hà Nội có khoảng 82 dự án, TP.HCM có khoảng 126 dự án…) gây thiệt hại cho doanh nghiệp, làm sụt giảm nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở.

Thẩm tra nội dung này, một số ý kiến của Ủy ban Pháp luật cho rằng ,việc sửa đổi theo phương án được Chính phủ trình thực chất là mở rộng thêm trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu thầu dự án, đấu giáquyền sử dụng đất . Theo đó, nhà đầu tư có quyền sử dụng các loại đất khác không phải là đất ở nhưng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì cũng được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư (trước đây chỉ áp dụng đối với đất ở hoặc có một phần là đất ở).

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính- ngân sách của Quốc hội, đại biểu Trần Văn Lâm lo ngại sửa theo hướng này sẽ tạo kẽ hở cho doanh nghiệp thâu tóm đất đai và tạo ra sự bất công bằng. Vì người dân dù nhu cầu nhà ở rất cấp bách, nhưng muốn chuyển đổi đất khác sang đất ở phải đấu giá, còn doanh nghiệp thì không.

"Hai điều luật mâu thuẫn thì phải sửa, nhưng điều nào đúng, điều nào sai chưa rõ ràng thì sửa có vội vàng không, có phải chỉ để đáp ứng 200 nhà đầu tư không. Nếu có sửa thì cần nghiên cứu kỹ càng, sang năm là sửa Luật Đất đai rồi, vội vàng sửa có phải phục vụ lợi ích nhóm không, yếu tố lợi ích nhóm rõ ràng thế này còn gì nữa", ông Lâm phát biểu.

Phân tích của đại biểu Lâm được một số ý kiến khác đồng tình, chia sẻ. Nhấn mạnh nội dung Chính phủ đề nghị là rất khó, đại biểu Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho rằng cần tháo gỡ nhưng phải hết sức thận trọng.

"Có đúng vướng mắc từ luật là nguyên nhân thiếu nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở, đẩy giá nhà lên không, có đúng doanh nghiệp đang khó thật không. Đại biểu Lâm nói rất đúng là không cẩn thận rơi vào bẫy lợi ích nhóm", ông An phát biểu.

Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành cũng nhận xét, trường hợp “đất khác” là rất mở. Khái niệm và nội hàm của quyền sử dụng “đất khác” là chưa rõ ràng, cần làm rõ vì hiện trạng sử dụng đất trên cả nước rất khác nhau, phức tạp.

Nếu đưa vào mà không chặt chẽ thì rất thoáng, có thể hợp thức hóa cho rất nhiều trường hợp mà lợi ích không nằm về phía người dân mà nằm ở nhóm khác , ông Thành nói.

Nhiều ý kiến khác cho rằng, để đồng bộ, chặt chẽ, đánh giá tác động kỹ hơn thì nên chờ sửa Luật Đất đai, đã được Quốc hội đưa vào chương trình của năm nay.

Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên, nên cân nhắc thời điểm sửa luật này cho phù hợp, vì trong năm 2022 sửa Luật Đất đai, trong khi nội dung nêu trên liên quan chặt chẽ đến tài chính đất đai, quy định giao đất, chế độ sử dụng.

Mặt khác, dự kiến năm 2023 và 2024 sẽ sửa Luật Nhà ở, trong khi những gì bức xúc của doanh nghiệp về nội dung này theo hiệp hội doanh nghiệp cơ bản đã được tháo gỡ.

Theo chương trình kỳ họp, sáng 10/1, Quốc hội sẽ thảo luận trực tuyến về nội dung một luật sửa nhiều luật, trong đó có đề nghị liên quan đến sử dụng đất nêu trên.

赞(81)
未经允许不得转载:>88Point » 【kq bd hl】Không tạo kẽ hở cho lợi ích nhóm khi sửa luật cấp bách